vệ sinh mà người canh tù lén đưa cho, dùng một chiếc kim nhọn rút ra từ
cái mành, châm lên giấy. Sau đó anh cuộn chặt nó lại, thả vào ông thông
hơi để mảnh giấy rơi xuống tầng hầm. Cho đến trước D-Day, anh đã bị
giam 115 ngày và vừa bị Gestapo đánh cho nhừ tử, chỉ vì vi phạm một lỗi
nhỏ.
“Chỉ có những người sống trong sự giam cầm của Gestapo, với án tử hình
và sự đe doạ thường xuyên, mới thấu hiểu hoàn toàn ý nghĩa của chiến
thắng”, Moen viết trong nhật ký.
Ở Paris, một người khác cũng đang âm thầm ghi nhật ký. Albert Grunberg
cũng là tù nhân, nhưng tự nguyện. Anh là người Do Thái. 18 tháng trước,
khi cảnh sát tìm cách trục xuất Grunberg, anh đã kịp trốn và sống chui lủi
trong một cái ngách nhỏ, nép trên tầng 6 của một toà nhà. Láng giềng tìm
cách che giấu, vợ mua thức ăn cho anh hàng ngày. Grunberg nghe tin tức
qua BBC. Hai con trai của anh sống tại Chambery, Pháp, trên vùng sườn
Alps. Sáng chủ nhật, Grunberg nghe tin máy bay đồng minh không kích
thành phố. Cuộc tấn công có thể giải thoat cho anh, nhưng cũng có thể giết
luôn các con anh, Grunberg đau đớn nghĩ.
Cùng lắng nghe BBC thời điểm đó còn có Andre Heintz, một giáo viên
người Pháp trẻ tuổi ở Caen, thành viên phong trào kháng chiến, nơi anh
sống
Những ngày cuối tuần, với trái tim phập phồng, anh giúp cha trồng đậu
xanh trên mảnh vườn sau nhà - họ trồng bất cứ cây gì có thể giúp bổ sung
vào khẩu phần đạm bạc. Anh còn bí mật làm căn cước giả cho những người
đang gặp rắc rối với Gestapo, thu thập tin tức về quân đội và các điểm bố
phòng của Đức.
Sáng thứ hai, gần 9 giờ, anh chui xuống hầm đựng thức ăn, lôi ra một chiếc
đài bán dẫn giấu trong hộp rau chân vịt. Heintz dò kênh BBC. Tin quân
đồng minh tiền về phía Italy khiến anh ấm lòng. Nhưng Heintz đang trông
đợi một điều khác. Anh đã được thông báo mật mã về thời điểm D-day. Khi
đó, công việc của Heintz là báo động cho các thành viên nhóm kháng chiến
tiến hành các hoạt động từ bên trong vùng tạm chiếm. Đêm nay, anh lắng
tai nhưng không nhận được tín hiệu.