10 NGÀY DẪN ĐẾN D-DAY - Trang 7

Nằm ngửa mặt trên cát, bên trong doanh trại ở Southampton, trung sĩ
Canada Glenn Dickin 22 tuổi nhìn những chiếc oanh tạc cơ chuẩn bị xuất
kích sang Pháp. Anh đã nhận lệnh đổ bộ đợt đầu tiên. Bên ngoài căn cứ,
cuộc sống vẫn tiếp diễn. Glenn ngắm nhìn cảnh những bà nội trợ tất bật
mua sắm, trẻ con đến trường, xe buýt và metro qua lại. Còn trong hàng rào
sắt, mọi thứ đã dừng lại. Đợt huấn luyện chấm dứt. Glenn sẽ được thông
báo về kế hoạch D-Day - khi nào xuất phát, đổ bộ ở đâu, và mục tiêu là gì.
Glenn thường xuyên viết thư về cho mẹ. "Ngắm nhìn cảnh những chiếc
máy bay qua lại", trung sĩ viết, "thật là thú vị, bởi nó khiến người ta nghĩ
đến công cuộc giải phóng châu Âu”.
Cách đó vài km, Veronica Owen 19 tuổi đang ngồi trong vườn thưởng thức
không khí tuyệt diệu của buổi chiều hè. Cũng như trung sĩ Glenn, cô mải
mê nhìn các phi đội trên bầu trời . “Chim sắt”, Owen thốt lên. Cô là một
trong số 70.000 thành viên của đơn vị nữ phục vụ Hải quân hoàng gia,
đóng tại tổng hành dinh thông tin tại ngoại ô Portsmouth. Nhiệm vụ của
Owen gồm đánh mật mã và giải mã thông tin. Vào ngày thứ hai, cô được
nghỉ sau một đêm trực hơn 12 giờ liền, và dự định đạp xe tới nhà thờ địa
phương thăm cha xứ và vợ ông, nhưng không kịp ở lại dự tiệc tối. Công
việc ngày càng nhiều, nhưng lòng nhiệt tình tuổi trẻ khiến Owen thấy nhẹ
bớt. Cũng ngày hôm đó, Owen nhận được một gói quà – khăn lụa của anh
trai song sinh, đang đóng quân trên chiến hạm Aurora tại cảng Alexandria.
Đêm thứ hai, một cô gái tên là Sonia D’artois hạ dù xuống đất Pháp. Trong
ánh trăng, Sonia nhẹ nhàng đáp xuống vùng đất mà cô hiểu rõ như lòng bàn
tay. Sinh ra tại Anh nhưng có mẹ là người Pháp, Sonia từng lớn lên ở xứ xở
của gà trống Golois và nói tiếng Pháp như gió. Chồng cô, người Canada
gốc Pháp, cũng là điệp viên, nhưng ở tít tận miền nam. Sonia từng được
huấn luyện tại đơn vị đặc nhiệm (SOE). Đơn vị ra đời tại Pháp năm 1940,
với mục tiêu thực hiện các hoạt động quấy rối trong lòng địch. Lát nữa, cô
sẽ gặp một người của Phong trào kháng chiến, tên là Sydney Huson. Anh
này đồng thời đảm nhiệm việc chỉ huy một hệ thống các đơn vị SOE, với
nhiệm vụ cắt thông tin liên lạc của Đức quốc xã ngay sau khi D-Day bắt
đầu. Đường điện thoại và cáp là cực kỳ quan trọng, bởi nếu không có nó,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.