người tràn đầy nhiệt huyết lại có thể làm tốt từng công việc có thể
làm.
Lý luận của nhà kinh tế học người Mỹ Robbins là: Giá trị của con
người = khả năng vốn có của bản thân x nhiệt tình trong công việc x
năng lực làm việc.
Một người nếu không nhiệt tình làm việc thì giá trị của anh ta
bằng 0. Người không có nhiệt tình trong công việc nhất định sẽ làm
qua loa, bừa bãi, suốt ngày chỉ đợi đến giờ nghỉ, tránh kiểm tra, đợi
giờ cơm, đợi tiền lương… Làm việc nhiệt tình là tiền đề và cơ sở
của năng lực làm việc, nhiệt tình có thể thúc đẩy nâng cao năng lực
làm việc. Có lòng nhiệt tình trong công việc mới làm phong phú
thành quả lao động, mới có thể chứng minh năng lực làm việc. Nếu
không nhiệt tình, suốt ngày chỉ sống cho qua ngày đoạn tháng, bạn
sẽ chỉ ngày càng chìm xuống sâu hơn.
Konosuke Matsushita được tôn là “thần kinh doanh” luôn hết
sức coi trọng vai trò, tác dụng của lòng nhiệt tình. Ông nói: “Nhiệt
tình chiến thắng tài năng; công ty có càng nhiều người có trách
nhiệm cao, càng có khả năng phát triển. Tôi mong cán bộ, nhân viên
công ty Panasonic đều là người có trách nhiệm cao. Bất luận tài giỏi
đến đâu, sở hữu vốn kiến thức rộng bao nhiêu, nếu thiếu “nhiệt
tình” thì chẳng khác gì chỉ nói mà không làm, mọi sự khó thành.
Ngược lại, nếu năng lực có đôi phần yếu kém, tài năng không nổi
bật, nhưng lại phấn đấu hết mình, tràn đầy nhiệt huyết, giống
như “cần cù bù thông minh” thì chắc chắn có thể làm ra thành
tích rất tốt.
Edward Victor Appleton là một nhà vật lý vĩ đại, từng giúp đỡ phát
minh ra-đa và điện báo không dây, cũng từng đoạt giải Nobel. Tạp chí
thời đại từng dẫn lời ông: “Tôi cho rằng, một người muốn có thành
tựu trong nghiên cứu khoa học, thái độ nhiệt tình luôn quan trọng