chưa từng báo hiệu sai giờ, cho dù mưa to gió lớn, bà vẫn luôn đảm
bảo để tiếng chuông vang lên không muộn một phút một giây.
Khi đã ngoài 70 tuổi, vì lý do tuổi tác, bà không thể tiếp tục công
tác ở trường. Ngày bà nghỉ hưu, hiệu trưởng và toàn thể giáo viên, học
sinh trong trường đã tiễn bà ra tận cổng. Bà muốn nhà trường tặng
bà một đồ vật làm kỷ niệm. Hiệu trưởng nói, nhà trường đã chuẩn bị
sẵn một món quà nhỏ, đó là một chiếc áo len. “Không, tôi không
cần cái này”, bà cụ nói. Nói rồi, từ trong phòng làm việc, bà mang
ra một chiếc túi đỏ, bên trong có bọc một chiếc chuông đồng nhà
trường đã không dùng từ lâu. Bà nói: “Chiếc chuông đồng này đã
theo tôi hơn nửa cuộc đời, tôi muốn mang nó về nhà, nhìn thấy nó
là tôi có thể nhớ lại những ngày công tác đã qua”. Nghe bà cụ nói, tất
cả mọi người có mặt đều không cầm được nước mắt. Một nhân
viên rất đỗi bình thường đã cho chúng tôi cảm nhận sâu sắc thế
nào là “tinh thần yêu nghề”.
Lặng lẽ, âm thầm hoàn thành tất cả mọi việc, không kêu ca,
không hối hận, bà không những yêu công việc của mình mà còn yêu
nghề. Yêu công việc là tiền đề của yêu nghề, yêu nghề là sự
thăng hoa của yêu công việc. Nhà triết học La Mã - Seneca nói: “Đúc
một thanh bảo kiếm, quan trọng là ở sự sắc nhọn và độ cứng của
kiếm chứ không phải là vẻ bề ngoài hào nhoáng. Tương tự, tôn vinh
giá trị của một con người không phải là tiền bạc và tài sản mà là
phẩm chất tôn đẹp của họ”. Phẩm chất tốt đẹp của một nhân viên
là yêu công việc, yêu nghề.
Dù làm việc gì đều không thể làm tốt nếu cứ đứng núi này
trông núi nọ, sáng nắng chiều mưa, luôn không hài lòng với cuộc
sống, chỉ có đầu tư công sức mới có thành quả. Khi đầu tư và có
thành công, bạn sẽ được tận hưởng niềm vui trong cuộc sống.
Yêu nghề có thể đưa bạn đến thành công