10 SUY NGHĨ KHÔNG BẰNG 1 HÀNH ĐỘNG - Trang 57

Chúng ta có thể chia kinh nghiệm cuộc sống của hai thanh niên Bô-

ri và Ê- lít thành ba giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất, từ khi bắt đầu đi làm, hai người lập tức hiểu rằng

có tiền mới sống một cuộc sống lý tưởng, trước kia họ không bao giờ
nghĩ như vậy. Những năm tháng sinh viên của họ cũng làm giống như
những sinh viên khác: Tìm cách sống bằng những đồng tiền có trong
tay, sống cuộc sống có bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu. Lúc ấy, khoảng
cách thu nhập không khiến cho quan hệ có khoảng cách. Nhưng khi đã
đi làm thì không như vậy, khoảng cách thu nhập càng lớn thì khiến con
người càng xa nhau hơn. Chi phí vui chơi và quần áo của sinh viên rất
rẻ, hơn nữa những người khác cũng chỉ có đòi hỏi tối thiểu về tiền bạc,
chỉ có số ít sinh viên cho rằng, có nhiều tiền là cách tốt nhất để cải thiện
cuộc sống. Họ thừa nhận những đồng tiền mình có trong tay thật có ích,
nhưng nó không có ích bằng vẻ bề ngoài và những thứ khác.

Nhưng, khi bắt đầu đi làm, cách suy nghĩ này được thay đổi hẳn. Ít

nhất trong hai năm đầu, họ thấy muốn hoà nhập vào phạm vi xã giao
phù hợp thì điều cần thiết nhất là tiền bạc. Ê-lít làm việc đến năm thứ
hai đã nói: “Chỗ ở của mình quá đơn giản, mỗi lần muốn đưa bạn bè về
nhà chơi cũng cảm thấy xấu hổ, nhưng mình hiện nay không có khả
năng cải thiện vấn đề này”. Bô-ri cũng bày tỏ sự đồng ý: “Anh cũng biết
là hiện nay muốn vào được vũ trường cũng phải mất ba mươi mấy
USD!”.

Theo đuổi một công việc hoàn hảo, nhưng khi bắt tay làm không

thuận lợi, thậm chí hiện nay ít nhất họ cũng hiểu tại sao mình thất bại -
không phải họ không còn hứng thú, không bỏ thời gian. Họ đã làm tất
cả để có thể theo đuổi bước cao hơn nữa. Thực tế cho thấy, kẻ đầu sỏ
chính là “tiền bạc”. Rõ ràng, họ không giầu có, điều này sẽ phải trách ai
đây? Cái gì đã ngăn trở họ phát triển những nguồn vốn mình muốn có?
Tất nhiên, đó là công việc của họ rồi. Họ đã quy tất cả tội lỗi cho công
việc và bước vào nguy cơ của giai đoạn thứ hai. Như vậy, họ không chỉ
có vấn đề tồn tại rõ rệt, đồng thời cũng biết được nguyên nhân tồn tại.

Phát hiện này tự nhiên sẽ ảnh hưởng tới thái độ của họ với sếp, càng

làm họ bất mãn với công ty. Thực tế “không tham gia” đã trở thành thái
độ chán ghét. Tức là họ không thấy khích lệ, say mê công việc; đồng
thời cũng không thể giữ được lập trường khách quan. Họ cho rằng, công
việc đã cản trở mọi lý tưởng họ đeo đuổi, và cuối cùng thì thấy chán ghét
công ty.

Ê-lít sau 4 năm làm công việc thứ hai đã hình dung công việc là

“cạm bẫy”, “ngục tù” “là công việc khổ sở khiến tôi không hưởng thụ
được thành công của mình”. Bô-ri cũng suy nghĩ như vậy. “Đó là công

56

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.