NẮM VỮNG THỜI CƠ CÓ LỢI, MỞ
RỘNG ƯU THẾ CỦA MÌNH
Thương trường như chiến trường, khi đối thủ gặp khó khăn sẽ
mất quyền trả giá; trong đàm phán, nếu rơi vào thế bị động, họ
sẽ không tiếc công sức tiền của để thoát khỏi tình trạng đó. Đó
chính là thời cơ tốt lấy cương khắc nhu để giành thắng lợi của kẻ
mạnh.
Năm 1983, công ty B của Hồng Kông mới thành lập được tin một
mỏ đồng ở Chilê sắp bị đóng cửa. Để có tiền trả nợ, ông chủ đó
quyết định phát mại 1500 chiếc ô tô mới nhập để lấy tiền trả.
Nếu theo quan niệm cũ, chúng ta phải mua bán thật công bằng
sòng phẳng chứ không được bắt chẹt người khác. Nhưng trên thực
tế, để tăng năng lực vận tải phục vụ xây dựng kinh tế đất nước,
tiết kiệm chi phí ngoại tệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty B đã
rất quyết đoán, đi trước một bước, tiến hành đàm phán với ông
chủ mỏ đồng kia. Sau cuộc đàm phán căng thẳng, họ đã mua được lô
hàng thấp hơn giá gốc 38%, tiết kiệm 25 triệu USD cho đất nước.
Hoặc một công ty hàng không Mỹ định mở một chi nhánh ở New
York đã đề nghị công ty Edison dành cho giá ưu đãi về điện lực.
Nhưng công ty điện lực này muốn kiếm được nhiều tiền đã cố
tình đẩy giá lên cao hơn, đàm phán kéo dài thời gian. Trước tình hình
đó, công ty hàng không nọ đã chủ động rút lui và bắn tin sẽ tự xây
dựng nhà máy điện. Edison sợ lỡ vụ làm ăn này, đã tự mình tìm đến
và đồng ý điều kiện của công ty kia. Song, công ty hàng không đã
lợi dụng thế yếu của đối phương, cố gắng khuếch trương ưu
thế của mình, buộc công ty Edison phải chấp nhận điều kiện của
họ.