ngoài khi đưa ra thị trường lần đầu họ rất quan tâm đến chất
lượng. Thông thường họ tập trung vào khâu thiết kế, làm đi làm lại
tới khi hoàn mỹ mới tung ra thị trường. Đây là một chiến lược chung
và có ý nghĩa. Nhà sản xuất luôn tính toán lâu dài nên họ dùng cách
đó, đợi khi sản phẩm đã có tên tuổi rồi mới sản xuất ồ ạt đưa ra thị
trường, tất nhiên những sản phẩm đó chỉ thay đổi chút ít hình dáng
bên ngoài hoặc tăng thêm một số chức năng mà thôi. Ví dụ, chiếc
điều khiển ti vi từ đầu cong chuyển thành vuông; tủ lạnh kiểu mới
hoàn toàn khép kín... tuy nhiên giá cả lại khác nhau: vì những sản
phẩm này được bảo đảm là hàng chất lượng cao nên dễ được thị
trường tiếp nhận, có thể đánh bại các hãng khác.
KHÔNG KINH DOANH LÂU DÀI
CHỈ VỚI MỘT MẶT HÀNG, MỘT
BIỆN PHÁP DUY NHẤT
Rất nhiều người thành đạt đều bắt đầu từ kinh doanh một
mặt hàng hoặc một ngành nghề và vì vậy, họ có tình cảm sâu nặng
với những mặt hàng, ngành nghề đó. Điều đó dẫn tới việc họ chỉ
kinh doanh một mặt hàng, ở một phạm vi và cùng một biện pháp
nhất định, khiến cho công ty thiếu sức sống. Do đó, trong kinh
doanh cần phải khắc phục những hạn chế đó để phân tán bớt rủi
ro. Ví dụ, một người kinh doanh 10 mặt hàng, đương nhiên không
phải cả 10 mặt hàng đều có lãi, nhưng ngược lại, không thể 10 mặt
hàng đều lỗ. Trong hoàn cảnh thương trường cạnh tranh ngày càng
khốc liệt như hiện nay, kinh doanh đa phương diện, phối hợp
nhiều loại, nhiều hướng trở thành xu thế cạnh tranh mới. Ví dụ,
một nhà máy nọ chỉ sản xuất một loại máy móc thì khi nền kinh tế
xã hội của nước đó có sự điều chỉnh, nhà máy đó sẽ rơi vào tình