Ít lâu sau, loại thực phẩm có tên gọi “Ăn cơm đi” xuất hiện trên
thị trường và năng lực tiêu thụ mạnh chưa từng thấy, doanh thu đạt
tới 8 tỷ Yên. Rõ ràng việc này nhờ vào cái tên đẹp kia.
Từ đó cho thấy, việc đặt tên cho sản phẩm rất quan trọng, nếu
đặt tên cho sản phẩm mới một cách tùy tiện, không làm nổi bật đặc
điểm và tính ưu việt của nó thì khó thu hút được khách mua hàng. Vì
vậy, thông thường mỗi khi cho ra đời một sản phẩm mới, người ta
phải đưa ra từ 300 - 500 cái tên khác nhau để sàng lọc, chọn ra một
cái tên vừa ý nhất làm thương hiệu.
Ở
một góc độ khác, sự thành công của Kim Lợi Lai cũng là sự
thành công qua tiêu thụ của một tên gọi thương mại, mà một trong
yếu tố không thể coi nhẹ là tên gọi của hàng hóa. Nhà họ Tăng
trước đây vốn gọi Kim Lợi Lai là Kim Sư (Sư tử vàng), nhưng chữ
“Sư” gần đồng âm với chữ “thua” (trong tiếng Trung Quốc) nên
khách ít đến. Sự gợi ý này đã làm cho ông chủ mới Tăng Hiến Tân
lập tức suy nghĩ và quyết định đổi tên thành “Kim Lợi Lai” (nghĩa là
vàng bạc, lợi lộc đến). Dùng những sản phẩm mang tên này để làm
quà mừng ngày lễ tết, sinh nhật, Nô-en, chúc thọ cha mẹ thật có ý
nghĩa, vì ai chẳng muốn “kim lợi lai”. Vì thế, hàng hóa của họ bán
rất chạy.
VỀ MẶT TÂM LÝ, PHẢI TẠO SỰ
CHÂN THẬT VÀ GẦN GŨI VỚI
KHÁCH HÀNG
Những doanh nhân thành công cho rằng, là người bán hàng,
nhất thiết phải thực hiện được điều trên, không được tạo khoảng
cách giữa khách hàng và công ty khiến họ bỏ đi nơi khác.