Trong cuốn “Lý Thặng” của Hứa Phụng Ân cuối đời Thanh có
câu chuyện “Một quan tiền”. Truyện kể rằng: Có hai người A và B
cùng nhau hùn vốn tới Tô Châu làm ăn nhưng lỗ vốn hết. Hai
người phải ngày đi ăn xin, tối về vào miếu ngủ nhờ. Một đêm, hai
người đốt một đống lửa sưởi. Anh A sờ trong túi thấy còn sót lại
một quan tiền toan vứt đi thì B vội giằng lấy và nói: “Đừng vứt, tôi
sẽ có cách”. Nói đoạn, anh ta ra ngoài vơ về một đống nan tre, cỏ
rơm khô, giấy rách và lông gà lông vịt. B động viên A dùng một
quan tiền đi mua bột mì về rồi đem nhào với nước thành dạng hồ
đặc, nặn thành các con giống rồi dán giấy và lông ra ngoài, được
tổng cộng gần 300 con giống nhìn đẹp như thật.
Sáng hôm sau, hai người mang số con giống ra “Huyền diệu
quan” là nơi khách qua lại rất đông, các nho sỹ văn nhân, các nữ sỹ
thấy đồ chơi đẹp và lạ đã tranh nhau mua hết, được tới hơn 5000
quan tiền. Sau đó, hai người dùng tiền mua nguyên vật liệu về,
tối làm con giống, ngày đi bán, chỉ chưa đầy 2 năm họ đã tích lũy
được vài vạn đồng và mở một tiệm vải ở Tô Châu, đặt tên tiệm là
“Một quan tiền”. Từ đó, tiệm này dần trở nên nổi tiếng và làm ăn
rất phát đạt.
Câu chuyện này đã chứng minh tác dụng mang tính quyết định
trong hoạt động thương mại của tố chất văn hóa thương nhân, và rõ
ràng nó cũng là mấu chốt của sự thành bại trong thương trường.
Nếu hai người trên thiếu đi tố chất văn hóa thì sao có thể nghĩ ra
thứ đồ chơi có thể đi vào thị trường Tô Châu đó được.
NGƯỜI LÍNH SẴN SÀNG CHẾT VÌ
BẠN TRI KỶ, NGƯỜI TÀI SẴN SÀNG
Ế