Mỗi người có đặc điểm cá tính riêng, nếu dùng cùng một cách để
phê bình tất sẽ hạn chế năng lực của họ, do vậy phải áp dụng các
cách phê bình riêng cho từng loại người.
1. Đối với người mềm yếu vi phạm sai lầm, ta phải phê bình họ
theo kiểu khích lệ trực tiếp, chẳng hạn như có thể nói: “Tôi hy
vọng anh sẽ phát huy được toàn bộ khả năng của mình…”
2. Đối với người bất mãn, cần chú ý lắng nghe ý kiến của họ. Ví
dụ nói: “Anh vốn chơi rất hay, nhưng hôm nay hình như anh có
chuyện gì thì phải…”
3. Đối với người “cứng đầu”, cần phê bình họ bằng lời lẽ chân
thành. Tuy cách này có vẻ thiếu nghệ thuật lãnh đạo nhưng rất
có tác dụng với loại người này.
4. Với những người trầm tính, cần phải nói chuyện với họ bằng
thái độ và ngữ khí cởi mở để tâm tình họ được thoải mái.
5. Với những kẻ hồ đồ, cố gắng dùng phương thức trực giác để
biểu đạt ý kiến. Có thể dùng bảng, biểu đồ, đèn chiếu… sẽ tốt
hơn.
6. Với người thiếu tính quyết đoán, để phân biệt được những điều
họ biết và chưa biết, những việc họ đã hiểu và chưa hiểu, cần
phải giải thích rõ cho họ.
7. Với một số người khó thuyết phục thì mọi nội dung và sự việc có
liên quan đều phải nói rõ ràng, chính xác để họ nhận thức đúng
vấn đề.
8. Với người tố chất thấp, cần thường xuyên đặt câu hỏi “vì
sao?” cho họ để sau đó giải thích một cách tỉ mỉ tường tận.