100 NHÀ QUÂN SỰ CÓ ẢNH HƯỞNG NHẤT ĐẾN LỊCH SỬ THẾ GIỚI - Trang 16

chiến tranh ông đã kiểm nghiệm được tính đúng đắn và chính xác của hệ
thống lý luận quân sự của mình. Từ đó có thể thấy, Tôn Vũ vừa là nhà lý
luận quân sự lại vừa là nhà hoạt động quân sự rất có tài tổ chức quân sự.

Cuốn "Binh pháp Tôn Tử" tổng cộng có 13 chương với hơn 6000 chữ,

nét chữ đanh thép hoành tráng, nội dung sâu rộng vạn trượng, tư tưởng tinh
tuý bao trùm, logic chặt chẽ gắn kết, là tác phẩm lý luận quân sự nổi tiếng
lâu đời nhất được lưu truyền lại của Trung Quốc và thế giới. "Binh pháp
Tôn Tử" đã chỉ ra rất nhiều quy luật phổ biến trong chiến tranh, tường thuật
một cách tương đối đầy đủ về nhân tố giành thắng lợi trong chiến tranh,
tiềm ẩn tư tưởng duy vật sơ khai và phép biện chứng nguyên thủy. Tư tưởng
quân sự về "Lợi thế địa hình" trong "Binh pháp Tôn Tử" là phần chuyên
luận về địa lý và địa hình quân sự, nó có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Chương 3: Alexander

Alexander (356 - 323 TCN), còn gọi là Alexander III đại đế, là một thống

soái quân sự lỗi lạc. Vĩ nhân trên thế giới cùng thời ông còn có: Nhà tư
tưởng vĩ đại Hi Lạp cổ đại Aristotle, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Platon.

Thời thơ ấu, Alexander chịu sự giáo dục cung đình hết sức nghiêm khắc,

ông vô cùng say mê binh pháp. Năm 16 tuổi theo cha đi chinh chiến, năm
338 TCN trong trận đánh Chaeronea ông đã anh dũng chiến đấu và giành
được thắng lợi, đặt nền móng vững chắc cho địa vị bá chủ của Macedon
trong các vương quốc, thành trì ở Hy Lạp.

Mùa hạ năm 336 TCN, cha ông bị ám sát, ông đã thừa kế ngôi vị của cha.

Tiếp theo đó, ông đã bình định được nội chiến trong cung đình, trấn áp
được sự nổi loạn của các bộ tộc phương Bắc. Mùa thu năm 335 TCN,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.