tư lệnh tuyến Đông. Ít lâu sau, ông được điều đến phía Tây giữ chức tư lệnh
tập đoàn quân "A". Tháng 5 năm 1940 khi quân Đức tấn công Tây Âu, ông
dẫn quân vượt qua Ardennes, chọc thủng phòng tuyến sông Aisne của quân
Pháp rồi đột kích theo hướng eo biển Anh. Tháng 7, ông được tấn phong
quân hàm Nguyên soái, tháng 10, được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh toàn
quân Đức tuyến Tây.
Tháng 3 năm 1941, tại hội nghị chỉ đạo xâm lược Liên Xô của Hitler,
Rundstedt tuy đã bày tỏ thái độ phản đối, nhưng khi chiến tranh Đức - Liên
Xô bùng nổ, ông vẫn chấp hành mệnh lệnh giữ chức vụ tư lệnh các quân
đoàn phương nam, dẫn quân tiến đến phòng tuyến sông Dnenp rồi chiếm
lĩnh thủ phủ Kiep của Ukraine. Tháng 11, quân của ông bị đại bại tại
Rostov, khi đó, ông đã kiên quyết xin rút lui nhưng không được chấp nhận
nên ông đã xin từ chức và bị bãi miễn hết các chức vụ. Tháng 3 năm 1942,
Hitler lại bổ nhiệm ông làm tổng tư lệnh tuyến tây kiêm tư lệnh tập đoàn
quân "D". Tháng 6 năm 1944, sau khi quân Đồng minh đổ bộ lên
Normandy, Rudenstedt đã chủ trương thực thi chiến thuật phòng ngự cơ
động bên sông Seine và sông Somme, nhưng do mâu thuẫn với Hitler, ông
lại một lần nữa bị cách chức.
Sau khi vụ việc ám sát hụt Hitler vào ngày 20 tháng 7 năm 1944 xảy ra,
Rudenstedt lại đứng về phía Hitler,vì vậy vào tháng 8, ông được Hitler bổ
nhiệm làm thẩm phán tòa án quân sự đặc biệt, đảm nhận nhiệm vụ điều tra,
xét xử vụ án phản loạn ám sát Hitler này.
Tháng 9 năm 1944, Hitler lại bổ nhiệm ông làm tổng tư lệnh quân Đức
tuyến Tây. Nhưng vào tháng 3 năm 1945 do thất thủ tại cầu Remagen trên
sông Rhine, ông lại bị cách chức.
Sau Đại chiến, trải qua ba chìm bảy nổi, cuối cùng ông đã bị quân Mỹ bắt
sống tại nơi nghỉ dưỡng của mình ở Bad Tolz. Ông bị dẫn độ sang Anh và
giam tại Bridgend.
Năm 1949, khi bị đưa ra xét xử tại Hamburg, ông đã được người Anh
phóng thích. Từ đó, ông sống nốt phần đời còn lại của mình tại viện dưỡng