xử trảm tổng đốc Bactria. Tại sông Sogdia, Alexander gặp phải sự kháng cự
quyết liệt của người dân bản địa, trong đó các cuộc nổi dậy do giới quý tộc
địa phương cầm đầu là có sức mạnh lớn nhất.
Phải mất hơn 2 năm chinh chiến ở vùng Trung Á, Alexander mới trấn áp
được các cuộc nổi dậy. Mùa hạ năm 327 TCN, trước sức hấp dẫn của vùng
lưu vực sông Ấn màu mỡ trù phú, Alexander đã quyết định dẫn 3 vạn quân
rời khỏi Bactria đi dọc theo con sông Kabul vượt qua chân núi Khyber tiến
vào vùng hạ du sông Ấn. Tháng 4 năm 326 TCN, đội quân viễn chinh từ
Bukphara tiến đến con sông Hydapes (nay là Helum) dàn trận chuẩn bị tiến
đánh quân của vương quốc Porus đang dàn trận bên kia bờ sông. Alexander
dẫn quân vượt sông tiến đánh, kết quả đã tiêu diệt gần 2 vạn quân bộ binh
và 3000 kị binh của Porus, quốc vương Porus phải vội vã xin đầu hàng.
Đội quân viễn chinh tiếp tục tiến theo hướng Đông đến bờ sông Hiphares
(nay là Beas), lúc này bệnh dịch bắt đầu hoành hành trong đội quân, tâm
trạng chán ghét chiến tranh của quân sĩ ngày một tăng lên. Vì vậy, vào
tháng 10 năm 326 TCN, Alexander quyết định buộc phải chấm dứt cuộc
chinh chiến phía Đông và rút quân về. Ông chia quân theo 2 cánh thủy - bộ,
men theo sông Ấn rút lui, đến gần cửa sông Ấn lại chia lại quân ra làm 3
cánh: Cánh quân đường biển sẽ vượt qua biển Ả Rập vào vịnh Persian rồi
đến cửa sông Euphrate (tuyến đường biển mới này người Hi Lạp chưa từng
đi qua bao giờ); cánh quân đường bộ đi men theo theo bờ biển Ấn Độ
hướng về phía Tây, cánh quân này do Alexander trực tiếp chỉ huy; một cánh
quân bộ khác đi lên phía Bắc đến Arachosia, sau đó sẽ đi về phía tây để hợp
với cánh quân do Alexander chỉ huy.
Mùa xuân năm 324 TCN, Alexander về đến Babylon, kết thúc cuộc Đông
chinh. Đội quân viễn chinh đã chiến đấu liên tục trong vòng 10 năm với
hành trình hơn vạn dặm, tiến hành hơn trăm lần vượt sông, công phá thành
và tác chiến trên vùng núi, đồng bằng và sa mạc, lập nên đế quốc Alexander
III rộng lớn phía Tây bắt đầu từ bán đảo Balkon, sông Nile, phía đông đến
tận sông Ấn Độ. Ông đã phát triển thể chế quân sự và chiến thuật đánh trận