Helsey đã nhận được lệnh tổ chức phục kích báo thù và ông đã thành công
khi bắn rơi phi cơ chở Isoroku Yamamoto. Ngày 30 tháng 6, quân Mỹ đã
công hạ được đảo này và đã tiêu diệt 9.000 quân Nhật. Theo kế hoạch thì
mục tiêu tiến công của Helsey là đảo Colonbangla. Nhưng trên đảo này hiện
có 1 vạn quân Nhật cố thủ chiếm giữ, vì vậy nếu cứ miễn cưỡng tấn công
thì không những sẽ gây nên thương vong nặng nề mà còn làm cho kế hoạch
tác chiến bị kéo dài vô ích, vì thế Helsey đã quyết định tập kích bất ngờ vào
hòn đảo này. Ngày 1 tháng 11, Helsey cho quân giả vờ tấn công vào rất
nhiều chỗ khác nhau để đánh lừa và thu hút chủ lực địch, trong khi đó quân
chủ lực của ông lại bí mật đổ bộ lên hòn đảo này theo bờ biển phía Tây, nơi
được coi là khó có thể đổ bộ lên được, và điều này đã khiến cho quân Nhật
bị bất ngờ, giật mình kinh sợ, còn hạm đội TH của ông lại ở lại hậu phương
làm nhiệm vụ tiếp tế nhiên liệu và đạn dược.
Tháng 8 năm 1944, Helsey đã chỉ huy hạm đội số 3 tiến công quần đảo
Caroline, tiêu diệt 480 máy bay và khoảng 100 tàu chiến của quân Nhật.
Tháng 10 năm 1944, hạm đội số 3 Helsey do Nimitz chỉ huy và hạm đội
số 7 Kinkard do Mac Arthur chỉ huy tiến vào vùng biển Philippines. Để
phản kích quân Mỹ, quân Nhật đã biên chế thành 3 hạm đội là: hạm đội
Phương Nam, hạm đội Trung ương và hạm đội Phương Bắc. Helsey đã chỉ
huy 3 cánh của hạm đội TH bao vây, phong tỏa eo biển San Bernardio, rồi
từ quần đảo Caroline đánh thẳng đến Philippines.
Tháng 10, ông đích thân dẫn quân tham gia vào trận hải chiến trên vịnh
Wright và đã giành được thắng lợi vang dội, đánh chìm 4 tàu hàng không
mẫu hạm của Nhật.
Sau năm 1945, Helsey dẫn quân chi viện cho cánh quân đổ bộ lên đảo
Iwajima và Okinawa. Sau đó, trong cuộc đời chinh chiến trên biển của ông,
ngoài bão biển ra thì không còn bất cứ đối thủ nào nữa.
Thời kỳ cuối Đại chiến, Helsey còn tiến hành tập kích vào Đài Loan và
Tokyo, chỉ huy các trận hải chiến xung quanh đảo Okinawa cho đến khi
nước Nhật đầu hàng.