100 NHÀ QUÂN SỰ CÓ ẢNH HƯỞNG NHẤT ĐẾN LỊCH SỬ THẾ GIỚI - Trang 197

lo lắng, sợ bị quân phản loạn bắt sống nên đã định rút súng tự sát. Đúng vào
thời điểm đó, Trần Canh đã bất chấp sự an nguy của bản thân, cõng Tưởng
Giới Thạch chạy thoát khỏi vòng hiểm nguy.

Mùa thu năm 1926, Trần Canh được cử sang học tập tại Liên Xô, đến đầu

năm 1927 thì trở về nước. Tháng 8 năm 1927, ông tham gia vào cuộc khởi
nghĩa Nam Xương với chức vụ tiểu đoàn trưởng quân Hạ Long. Sau khi
cuộc khởi nghĩa thất bại, ông từ Hồng Kông chuyển đến Thượng Hải. Năm
1928 ông chủ trì công tác tình báo tại đội cảnh vệ đặc nhiệm trung ương
Đảng. Tháng 9 năm 1932, ông đến khu Xô viết cách mạng Hồ Nam - Hà
Nam - An Huy và giữ chức vụ trung đoàn trưởng, sư đoàn trưởng quân đặc
nhiệm số 4 thuộc Hồng Quân công nông Trung Quốc. Năm 1932, do bị
trọng thương nên ông đã phải bí mật đến Thượng Hải dưỡng thương.

Ông đã kể cho Lỗ Tấn nghe về sự tích chiến đấu của Hồng quân Hồ

Nam, Hồ Bắc, An Huy, Giang Tô và Tô Châu. Tháng 3 năm 1933, ông bị
bắt và bị giải từ Thượng Hải về Nam Xương. Lúc đó Tưởng Giới Thạch
đang chỉ huy quân tiến hành cuộc vây quét lần thứ 4 vào khu căn cứ cách
mạng Xô viết của trung ương Đảng ở Nam Xương, đã đích thân đến gặp
Trần Canh rồi dùng bổng lộc, chức vụ để dụ dỗ, mua chuộc ông, nhưng ông
đã không khuất phục. Sau khi được Trung ương Đảng và Tống Khánh Linh
giải cứu, Trần Canh đã thoát hiểm, an toàn trở về khu căn cứ cách mạng Xô
viết để đảm nhậm chức vụ hiệu trưởng Trường Bộ binh Bành Dương. Trong
thời kỳ Trường Chinh, ông giữ chức trưởng đoàn cán bộ, từng dẫn một đoàn
quân cán bộ chiếm lấy bến Giảo Bình, tạo điều kiện thuận lợi cho quân
đoàn đặc nhiệm số 1 vượt sông Kim Sa. Sau khi đến Thiểm Bắc, ông nhậm
chức sư đoàn trưởng sư đoàn 1 quân đoàn 1, tham gia vào các trận chiến tại
thị trấn Trực La, Đông Chinh, Tây Chinh, Sơn Thành Bảo.

Tháng 2 năm 1937, ông được cử đến học tại đại học quân chính kháng

Nhật, đồng thời kiêm chức đoàn trưởng đoàn 1. Sau khi kháng chiến chống
Nhật bùng nổ, ông nhậm chức lữ đoàn trưởng lữ đoàn 386 sư đoàn 129
cánh quân số 8. Ông dẫn quân đến khu Thái Hành Sơn rồi tham gia chỉ huy
các trận đánh như: Thần Đầu Lĩnh, Hưởng Đường Phố, Trường Lạc Thôn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.