lại phối hợp với quân dã chiến của Lưu Bá Thừa, Đặng Tiểu Bình, Trần
Nghị và Túc Dụ tiến hành cuộc tiến công chiến lược trên khu vực Trung
Nguyên.
Trong chiến dịch Hoài Hải, ông đã dẫn quân đoàn 4 phối hợp với đơn vị
anh em cắt đứt đường sắt Thiên Tân - Sơn Tây, đoạn Tây Nam Từ Châu,
tham gia bao vây, tiêu diệt binh đoàn của tư lệnh Hoàng Duy.
Năm 1949, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh kiêm chính ủy quân đoàn 4
quân giải phóng nhân dân, ông dẫn quân vượt sông Trường Giang, tiến đến
giải phóng Nam Xương.
Với phương châm chiến lược cự li xa, đánh úp sau lưng, vòng vây lớn,
ông đã dẫn quân tiến đến Quan Đông truy quét tàn quân địch tháo chạy, rồi
thẳng tiến đến bán đảo Lôi Châu, cắt đứt đường lui về Thượng Hải của bộ
chỉ huy Bạch Sùng Hi. Sau đó lại hiệp đồng với đơn vị anh em tiến hành
chiến dịch Việt - Quế (Quảng Đông - Quảng Tây), tiêu diệt hơn 4 vạn quân
Quốc dân Đảng.
Đầu năm 1950, ông chỉ huy quân tiến hành cuộc hành quân 14 ngày đêm
đến thẳng đến biên giới Vân Nam, tiêu diệt hơn 2 vạn tàn quân Quốc dân
Đảng đang có ý đồ tháo chạy ra nước ngoài.
Tháng 2 năm 1950, ông tiến quân về đóng tại Côn Minh. Lúc này, ông là
phó tư lệnh quân khu Tây Nam, chủ tịch chính quyền nhân dân tỉnh Vân
Nam, tư lệnh quân khu Vân Nam.
Tháng 7 năm 1950, theo đề nghị của phía Việt Nam, Trần Canh đã sang
Việt Nam trợ giúp nhân dân Việt Nam đánh Pháp và đã có đóng góp vào
thắng lợi chiến dịch biên giới của Việt Nam.
Năm 1951, ông tham gia vào chiến dịch “kháng Mỹ viện Triều”, ông
được bổ nhiệm làm phó tư lệnh quân tình nguyện nhân dân Trung Quốc
kiêm tư lệnh và chính ủy binh đoàn số 3.
Tháng 6 năm 1952, ông trở về nước để lên kế hoạch và đảm nhiệm chức
vụ viện trưởng kiêm chính ủy đầu tiên của học viện công trình quân sự giải