Sau đó ông lại chuyển đến chiến trường Tây Bắc Sơn Đông, Nam Hà Bắc
và Bắc Hà Nam.
Năm 1943, ông giữ chức tư lệnh quân khu Thái Nhạc. Năm 1944, chuyển
sang làm tư lệnh quân đoàn Thái Nhạc, tham gia vào lãnh đạo xây dựng căn
cứ địa cách mạng Sơn Tây, Hà Bắc và Hà Nam. Tháng 11 năm 1946, ông
chuyển đến Diên An và vào học tập tại trường Đảng. Tháng 6 năm 1946,
ông được bầu làm ủy viên dự khuyết trung ương Đảng khóa VII Đảng Cộng
sản Trung Quốc.
Sau khi kháng chiến chống Nhật giành thắng lợi, ông dẫn quân đoàn Thái
Nhạc (sau này đổi thành quân đoàn 4 quân khu Sơn Đông - Hà Bắc - Hà
Nam - Sơn Tây) tham gia chiến dịch Thượng Đảng (đánh quân Tưởng Giới
Thạch, bảo vệ căn cứ địa cách mạng Đông Nam Sơn Tây).
Đầu năm 1946, với tư cách là đại diện của trung ương Đảng, ông đã tham
gia vào tổ công tác 3 người ở Lâm Phần, Thái Nguyên để điều đình xử lí
xung đột giữa Cộng sản Đảng và Quốc dân Đảng, đồng thời giám sát, đôn
đốc việc thực hiện hiệp định đình chiến giữa hai bên.
Tháng 7 năm 1946, sau khi Quốc dân Đảng phát động cuộc nội chiến trên
toàn quốc, Trần Canh đã dẫn quân đoàn 4 và bộ đội quân khu Thái Nhạc
chuyển đến nam Sơn Tây rồi liên tiếp tiến hành các chiến dịch tại Văn Hỉ,
Hạ Huyện, Đồng Bồ, Lâm Phần, và Phù Sơn, tổng cộng đã tiêu diệt 3 vạn
quân Tưởng, trong đó có nguyên 1 lữ đoàn số 1 được mệnh danh là "Thiên
hạ đệ nhất quân" do Hồ Tôn Nam chỉ huy. Sau đó ông dẫn quân tiến về phía
Tây, từ tháng 11 năm 1946 đến tháng 1 năm 1947 hiệp đồng với các đơn vị
anh em tiến hành các chiến dịch như: Lữ Lương, Hiếu Nghĩa Phần Dương,
tiêu diệt hơn 2 vạn quân Quốc dân Đảng. Tháng 4 năm 1947 ông chỉ huy
quân mở cuộc tiến công phía Nam Sơn Tây tiêu diệt 1,5 vạn quân Quốc dân
Đảng.
Tháng 8, ông lại cùng với Tạ Phú Trị dẫn chủ lực quân dã chiến Sơn Tây
- Hà Bắc - Hà Nam - Sơn Đông vượt sông Hoàng Hà, tiến thẳng vào phía
Tây Hà Nam rồi lập ra khu giải phóng Hà Nam - Thiểm Tây - Hồ Bắc, rồi