Octavian đã đem lại hòa bình cho người dân La Mã đã phải chịu nhiều
chinh chiến. Kể từ đó, La Mã đã duy trì được nền hòa bình trong suốt 200
năm.
Tháng 1 năm 27 TCN, thể theo lời thỉnh cầu của toàn dân, Octavian đã
đón nhận danh hiệu "Thánh đế" cao quý do Viện Nguyên Lão phong tặng,
danh hiệu này sau này đã trở thành danh hiệu cao quý nhất của các bậc đế
vương phương Tây. Octavian còn nhận được danh hiệu cao quý" Công dân
đứng đầu Viện Nguyên lão" (tức là nguyên thủ) và danh hiệu thống soái.
Một mình ông đã nắm toàn bộ đại quyền hành chính, quân sự, tư pháp và
tôn giáo của La Mã. Từ "Nguyên thủ" từ đó được sử dụng thông dụng trên
toàn thế giới, lúc đó Octavian mới 36 tuổi. Octavian trị vì La Mã 45 năm và
mất vào năm 14 TCN.
Chương 8: Tào Tháo (Cao Cao)
Tào Tháo (155 - 220), tự là Mạnh Đức, Sinh tại huyện Bặc thuộc tỉnh An
Huy ngày nay, mất tại Lạc Dương. Vĩ nhân cùng thời với ông có: Cha đẻ
thuyết giải phẫu Galin của Hi Lạp.
Năm 174 SCN, Tào Tháo bắt đầu con đường quan chức khi mới 20 tuổi,
ông từng nhậm chức hiệu úy quân điển, sau được bổ nhiệm chức huyện
lệnh Đốn Khâu, ít lâu sau được triều đình cho gọi và nhậm chức Nghị lang.
Sau do em họ bị bọn hoạn quan hãm hại và giết chết nên ông bị liên lụy
và mất chức. Sau đó, ông đã trở về quê dùi mài binh thư, sách cổ. Năm 189,
sau loạn Đổng Trác, Tào Tháo và thân tín là Hạ Hầu Đôn đã chiêu binh mãi
mã, lập nên một đội ngũ vũ trang. Năm 191, nhân cuộc khởi nghĩa của
nghĩa quân Khăn Vàng ở Thanh Châu và nghĩa quân ở Hắc Sơn - Hồ Bắc,