Để tránh sự tấn công của kẻ địch từ bốn phương, Tào Tháo đã dùng mưu
lôi kéo, dụ dỗ, phân hóa chia rẽ để tiêu diệt từng đối thủ một. Trước tiên,
Tào Tháo tìm cách vỗ về hai tướng là Mã Đằng và Hàm Toại, đối với Viên
Thiệu ở phương Bắc thì ông dùng chính sách hòa giải, sau đó thì tập trung
lực lượng đánh chiếm khu vực Từ Hoài, phía Nam sông Hoàng Hà.
Trong khi Tào Tháo dẫn quân đi thảo phạt Viên Thuật thì Lã Bố ở Từ
Châu đã đem quân ra chặn đánh. Lúc này, Tào Tháo ý thức được thời cơ
tiến đánh Viên Thiệu đã chín muồi bèn cất quân đi đánh Viên Thiệu. Vì
không chịu nghe theo mưu kế của quân sư nên Viên Thiệu đã bị trúng kế
của Tào Tháo. Sau khi tin thất trận tại Ô Sào truyền đến Quan Độ, quân sĩ
của Viên Thiệu hoang mang, dao động, nội bộ chia rẽ, đại tướng Trương
Cáp đã dẫn đội quân đầu hàng Tào Tháo, vì vậy quân đội của Viên Thiệu
không đánh mà loạn.
Nhận thấy thời cơ đã đến, Tào Tháo bèn hạ lệnh tổng tấn công, kết quả 7
vạn quân của Viên Thiệu bị tiêu diệt, bản thân Viên Thiệu thì vội vã dẫn
theo 800 quân vượt sông Hoàng Hà tháo chạy về phía Bắc.
Năm 202, sau thảm bại không thể gượng lại được, Viên Thiệu lâm bệnh
nặng và đã qua đời tại Nghiệp Thành. Tào Tháo thừa thắng tiến quân xuống
phía Bắc chiếm lĩnh Nghiệp Thành - Kí Châu, Thanh Châu, U Châu, tiêu
diệt tận gốc thế lực tàn dư nhà họ Viên, thống nhất toàn miền Bắc.
Năm 208, Tào Tháo dẫn quân quay về Nghiệp Thành để chuẩn bị cho
cuộc chinh chiến xuống phía Nam. Tào Tháo đã lên kế hoạch, trước tiên sẽ
tiến đánh Lưu Biểu ở Kinh Châu, sau đó sẽ thôn tính Tôn Quyền ở Giang
Đông. Khi Tào Tháo vừa xuất quân thì Lưu Biểu lâm bệnh nặng qua đời,
cháu đích tôn của Lưu Biểu là Lưu Tông khiếp sợ trước uy thế như vũ bão
của quân Tào nên đã xin ra hàng, Tào Tháo thừa cơ truy kích Lưu Bị.
Cũng đúng vào lúc này, nhận biết trước được tình thế nên Lưu Bị đã ra
sức tập trung chuẩn bị cho những trận đánh sắp tới. Thật tình cờ, Lưu Bị,
Gia Cát Lượng và đại thần của Đông Ngô là Lỗ Túc đã gặp nhau tại Trường