Bản - Đương Dương, hai bên đã nhân cơ hội này ngồi lại với nhau bàn kế
hoạch liên minh chống Tào Tháo.
Tôn Quyền vốn là người hay do dự, không quyết đoán, nhưng sau khi
nghe xong lời khuyên của Gia Cát Lượng đã phong Chu Du làm đô đốc,
Trình Phổ làm phó đô đốc, Lỗ Túc làm hiệu úy, dẫn 3 vạn tinh binh theo
đường thủy tiến lên phía Tây, hợp với quân của Lưu Bị tạo thành đội quân
liên minh hùng mạnh. Liên quân Lưu - Tôn và quân Tào đã khai chiến tại
Xích Bích.
Do quân của Tào Tháo phải vượt đường xa tới nên mệt mỏi, vì vậy sĩ khí
giảm sút, trong khi đó Chu Du lại dùng kế hỏa công, khiến cho các chiến
thuyền của quân Tào bốc cháy và biến thành một biển lửa. Sau bao nhọc
công lập mưu tính kế, Tào Tháo cũng đã bị thảm bại bởi liên quân Lưu -
Tôn.
Sau trận đại chiến Xích Bích, cục diện 3 nước Ngụy, Thục, Ngô đã hình
thành. Kể từ đó, Tào Tháo chủ yếu lựa chọn kế sách phòng ngự đối với Tôn
Quyền và Lưu Bị, để tập trung sức lực vào khống chế Quan Tây, Hàm
Trung và củng cố phương Bắc. Năm 211, Tào Tháo và tướng trấn thủ Quan
Trung là Mã Siêu và Hàm Toại đã khai chiến tại sông Vị Thủy.
Trong trận chiến này, Tào Tháo đã dùng kế cố thủ không chịu ra đánh,
giả vờ xin giảng hòa và đánh giáp công khiến cho 2 tướng Mã Siêu và Hàm
Toại bị thua và phải tháo chạy về Kinh Châu. Sau khi chiếm được Quan
Trung, Tào Tháo thừa cơ chiếm luôn vùng Hồ Nam của Tôn Quyền, khiến
cho thế lực của Tôn Quyền và Lưu Bị từ đó dần yếu đi. Đúng và lúc đại
nghiệp thống nhất Trung Quốc của Tào Tháo sắp hoàn thành thì ông lâm
bệnh nặng và qua đời vào năm 220.
Cuộc đời của Tào Tháo hầu như là trên chiến trường, hơn 30 năm xông
pha trên lưng ngựa, hơn 50 lần đích thân chỉ huy trận chiến, một tay thao
lược chinh chiến trên một nửa lãnh thổ Trung Quốc, tài năng quân sự phi
phàm và nghệ thuật dùng binh xuất chúng của ông đã được thể hiện trong
các trận đánh lớn có tính chất quyết định. Kinh nghiệm quân sự của ông là