1209), để tránh cuộc chiến thảm khốc xảy ra, Tây Hạ bất đắc dĩ phải tiến
cống mỹ nhân để cầu hòa.
Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn dẫn đại quân xuống phía Nam tiến đánh
nước Kim. Năm 1215, quân Mông Cổ chiếm được Trung Đô, sau khi tiêu
diệt quân Kim tại Liêu Tây, quân Mông Cổ liền công chiếm Bắc Kinh (nay
là phía Tây Ninh Thành ở nội Mông Cổ). Năm 1208, tiêu diệt Tây Liêu.
Năm 1209, Thành Cát Tư Hãn dẫn 20 vạn đại quân bắt đầu cuộc viễn chinh
phía Tây, mở cuộc chiến xâm lược Hoa Thích Tử Mô (Khorazme). Ông
chia quân làm nhiều cánh, tiến hành bao vây vào các nơi trọng yếu rồi lần
lượt tiêu diệt.
Ông đã dùng chính sách chém giết hàng loạt, san phẳng các thành, dùng
tù binh làm bia chắn để uy hiếp kẻ địch nhằm giải quyết mối họa về sau.
Quyền chủ động trên chiến trường chỉ do phía quân Mông Cổ nắm giữ.
Năm 1219, quân Mông Cổ bao vây công phá thành Ngọa Đáp Thích
(Utrar). Một năm sau thì chiếm được thành này, năm 1220, Thành Cát Tư
Hãn công chiếm thành Bất Hoa Thích (Bukhara) và thành đô mới của Hoa
Thích Tử Mô (Khozme) là Sa Mã Nhĩ Can (Samarkand; nay là Samairgan
thuộc Uzbekistan).
Sau đó, Thuật Xích, Oa Khoát Đài và Sát Hợp Đài lại dẫn quân đến đánh
thành Ngọc Long Kiệt Xích (Urganchi; nay là Urgench thuộc
Turkmenistan). Đà Lôi dẫn quân tiến vào vùng hồ Hô La San (Khorasan).
Thiết Biệt và Tốc Bất Đài phụng mệnh Thành Cát Tư Hãn truy bắt quốc
vương Hoa Thích Tử Mô, quốc vương nước này đã tháo chạy đến một hòn
đảo hoang ở biển Caspian, về sau do lâm bệnh nặng nên đã qua đời tại hòn
đảo này.
Năm 1221, Đà Lôi đã chiếm được toàn bộ Hô La San (Khorasan). Thành
Cát Tư Hãn truy kích Trát Lan Đinh nhưng không bắt được, lại rút quân về.
Năm 1222, Thành Cát Tư Hãn thực thi chính sách thống trị, giám sát chặt
chẽ trên toàn bộ vùng đất chiếm được Lỗ Hoa Xích (Arquchi).