100 NHÀ QUÂN SỰ CÓ ẢNH HƯỞNG NHẤT ĐẾN LỊCH SỬ THẾ GIỚI - Trang 53

Năm 1223, ông cho rút quân về Sa Ma Nhĩ Can (Samarkand) lúc này

đang là mùa đông giá rét, bước sang năm sau thì bắt đầu rút quân về nước.
Lần chinh chiến phía Tây này của Thành Cát Tư Hãn là một cuộc thảm sát
vô cùng lớn và hiếm có trong lịch sử, nó đã phá hủy khắp nơi, để lại nỗi
thống khổ cho dân chúng các dân tộc ở Trung Á, Tây Á và một số nước
châu Âu khác.

Năm 1226, Thành Cát Tư Hãn xuất quân tiến đánh Tây Hạ. Sang năm

sau, nước Tây Hạ đã bị tiêu diệt. Ngày 12 tháng 7 năm 1227 (theo lịch Tây
Hạ), Thành Cát Tư Hãn lâm bệnh nặng và qua đời, trước lúc lâm chung,
ông còn đưa ra chiến lược liên kết với nước Tống để diệt nước Kim.

Thành Cát Tư Hãn có tài năng quân sự và khả năng chỉ huy chiến đấu

kiệt xuất. Về mặt chiến thuật, ông rất coi trọng việc liên minh với nơi xa
tiến đánh nơi gần, hết sức tránh đối đầu với nhiều kẻ địch, từ đó thoát khỏi
thế cô lập. Về mặt dùng binh, ông rất coi trọng các chiến thuật tình báo
thăm dò quân địch, xé nhỏ, bao vây, tập kích bất ngờ từ xa, giả thua dụ
địch, tiêu diệt địch trong lúc di chuyển. Sử sách ca ngợi ông là "điềm đạm,
kế sách như thánh, dụng binh như thần", tuy nhiên, trong lúc chiến đấu lại
quá dã man tàn khốc, lạm sát dân vô tội, hủy hoại vô tội vạ nhà cửa, ruộng
vườn, thành thị, dẫn đến những hậu quả nặng nề.

Chương 14: Lý Thuấn Thần (Li Sun
Sin)

Lý Thuấn Thần (1545 - 1598), tự là Nhữ Hài, hiệu là Đức Thủy, quê gốc

ở Khai Phong, tỉnh Kinh Ki. Ông sinh ra tại Seoul, là tướng lĩnh hải quân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.