Rau huyên thường được trồng để lấy hoa nấu canh ăn và dùng lá hay hoa làm thuốc
chỡa bệnh. Rau huyên có tên gọi khác nhau như: Huyên thảo, kim châm thái,
hoàng hoa thảo, lê lô thảo, lộc thông thoả. Hoa rau huyên vị ngọt, tính mát lợi tiểu
tiện, tiêu thức ăn, trừ thấp nhiệt, quên lo phiền, an thai, chữa vàng da do do rượu
tiểu tiện, vú sưng đau,chảy máu cam.
81. Rau tần và tác dụng
Rau tần hay còn có cách gọi khác là : Rau thơm lông, tần dày lá, rau húng chanh,…
Rau tần vị chua the, mùi thơm hăng, tính ấm, sát khuẩn, trị ho, chữa hiệu nghiệm
các bênh: cảm cúm, ho suyễn, lạnh phổi, viêm họng, hôi miệng.
82. Rau bợ và tác dụnh
Đây là loại cỏ hoang thường thấy ở nơi ẩm thấp như ven bờ ao, đầm ruộng trũng.
Rau bợ vị ngọt, tính hàn, trơn chảy, không độc hạ nhiệt, mát da thịt, tiểu tiện, chữa
đái đường và vết bỏng, hoặc giã nát cây đắp lên chỗ sưng đau, chữa sưng vú, tắc tia
sữa.
83.Rau mã đề và tác dụng
Rau mã đề vị ngọt tính lạnh, có tác dụng mát máu khử nhiệt, ngưng chảy máu cam,
tiêu tắc nghẽn, giúp sáng mắt, thông mồ hôi, lmà sạch phong nhiệt tại gan
phổi,chữa chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu mà không hcạy khí, khiến cường
âm.ích tinh, công dụng chữa bệnh rất lớn.
Lá mã đề dùng để nấu canh ăn cũng rất tốt. lá thân cây, hạt làm thuốc chữa bệnh.
Hạt khi dùng xát bỏ vỏ.