Hương nhu vị cay, tính hơi ấm, không độc, chủ trị tiêu chảy đau bụng, ói mửa,
thuỷ thũng, giỏi hạ khí, giải cảm nắng, trừ phiền nhiệt rất tốt, giúp ra mồ hôi lợi
tiểu, …. Tháng 8, 9 (âm lịc) có hoa, hái về phơi khô, cất dùn dần.
Chú ý là nếu dùng nhiều vị thuốc này sẽ khiến người đầy mồ hôi, tổn thương
nguyên khí. Người âm hư và khí hư tránh dùng hương nhu.
87. Rau húng cay và tác dụng
Rau húng cay con gọi là rau bạc hà. Bạc hà vị cay, tính ấm, thanh nhiệt, hoá đàm,
tiêu thức ăn, chữa các bệnh phong tà ra mồ hôi, giảm uất, chữa cảm nắng, bụng đầy
đau bụng, ăn không tiêu, đau đầu và sốt âm.
Ray bạc hà có thể dùng ngọn la luộc chín, dầm nước cho hết vị cay, trộn dầu, muối,
cũng có thể muối chung với rau kiện làm dưa, ăn có mùi vị thích hợp nhau, hoặc
nấu với canh đậu hũ, đem hoà rượu nóng, uống hay pha trà cũng ngon miệng.
Người mới lành bệnh không nên ăn, ăn vào sẽ đổ mồ hôi ko dứt
88. Rau hẹ và tác dụng
Rai hẹ vị cay, hơi chua, mùi hăng, tính ấm, củ trợ thận, bổ dương, trừ dương, trị vị
nhiệt ( nóng trong dạ dày ), tăng khí ở phổi, làm tan máu ứ, long đờm, trị chứng
chảy máu cam, giải được thuốc độc, món ăn có độc, chữa được chó dại cắn, rắn và
côn trùng độc cắn. Hạt hẹ vị cay ngọt, tính ấm, bổ gan và thận, trợ mệnh môn, làm
ấm eo lưng, đầu gối, trị chứng liệt dương, di tinh, són đấu bạch đới.
89. Rau hành và tác dụng