Thường xuyên nhìn lại mình
Những người đáng yêu có những điểm đáng yêu; những người đáng ghét có những điểm
đáng ghét. Người khác muốn ở bên cạnh bạn, chắc chắn là bạn có điểm nào đó đáng để người
khác gần gũi; người khác ghét bỏ bạn, chắc chắn là bạn có điểm nào đó khiến người ta ghét. Vì
vậy, khi quan hệ giữa bạn và người khác không tốt, hoặc nảy sinh mâu thuẫn với người khác,
không nên một mực chỉ trích người khác, oán hận người khác, mà cần nhìn lại lời nói cử chỉ
của mình xem có điểm nào không ổn hay không, có làm tổn thương đến người khác hay không.
Luôn có ý thức nhìn lại bản thân, tâm hồn tất sẽ rộng mở hơn.
Tha thứ được thì nên tha thứ
Một số người vô lý cũng tranh giành vài phần đúng không nhường người khác, lòng dạ hẹp
hòi; còn một số người mặc dù chân lý nằm trong tay mình, không nói gì cả, đúng lý cũng
nhường người khác vài phần. Loại trước luôn là nhân tố không ổn định trong cuộc sống, loại
sau thì có một lực hướng tâm tự nhiên. Nếu như là vấn đề đúng, sai, lớn hoặc quan trọng, đấu
tranh trắng đen mà vẫn không mất đi nguyên tắc thậm chí là không tiếc mọi thứ để theo đuổi
chân lý, điều đó cũng là xứng đáng. Nhưng trong cuộc sống, công việc hàng ngày, làm rối tung
rối mù lên vì một việc cỏn con thì quả là không đáng.
Không nên làm tổn thương lòng tự trọng của người khác
Vào thời Chiến Quốc, có một nước nhỏ tên là Trung Sơn. Một lần, vua của nước Trung Sơn
bày tiệc chiêu đãi các danh sĩ trong nước. Đúng vào lúc đó thì canh thịt cừu không đủ, không
thể nào để tất cả những người có mặt đều được húp. Tư Mã, Tử Kỳ không được húp canh thịt
cừu thì cảm thấy mất mặt, bèn oán hận trong lòng, đến nước Sở khuyên vua Sở đánh nước
Trung Sơn. Trung Sơn mau chóng bị đánh bại, vua nước này phải chạy sang nước khác. Khi ông
đang chạy trốn, thì phát hiện thấy hai người đang cầm đao đi đằng sau mình, bèn hỏi: “Trước
kia có một người vì một hũ lương thực của Ngài ban cho mà tránh được chết đói, chúng tôi
chính là con trai của người ấy. Cha chúng tôi trước khi chết có dặn dò lại, bất kể Trung Sơn sau
này xảy ra chuyện gì, chúng tôi cũng phải dốc hết sức mình, thậm chí không tiếc cả cái chết để
báo đền quốc vương”.
Vua nước Trung Sơn nghe xong, thở dài nói: “Thù oán không ở chỗ nông sâu, mà là ở chỗ có
làm tổn thương trái tim người ta hay không. Ta vì một chén canh thịt cừu mà mất nước, lại vì
một hũ lương thực mà có được hai vị dũng sĩ”.
Lòng tự tôn của con người còn quan trọng hơn cả tiền bạc. Một người nếu như mất đi đôi
chút tiền bạc thì còn có thể chịu đựng được. Còn một khi lòng tự tôn đã bị tổn thương, thì sẽ có
thể lường hết được anh ta sẽ làm những việc gì. Đôi khi, vốn không có ý gây tổn thương đến
người khác nhưng có thể vì một câu nói vô tình mà làm tổn thương người khác, thậm chí có
thể tạo ra một kẻ thù đối với mình. Thận trọng trong nói năng hành động xem ra rất quan
trọng.
Không nên quá sắc sảo
Con người ta ai cũng có lòng hiếu thắng, khi quan hệ với người khác, cần coi trọng lòng tự
tôn của đối phương, đồng thời kìm nén sự hiếu thắng của mình lại. Nếu lòng hiếu thắng quá
mạnh, chỗ nào cũng tỏ ra mình hơn hẳn người khác, không tôn trọng tài năng của người khác,
coi thường lao động của người khác, thì sẽ vô tình rước thêm những phiền phức không cần
thiết cho mình.
Trước kia có một vị quan lớn rất thích đánh cờ. Anh A là thanh khách trong nhà ông ta. Một
hôm hai người đánh cờ với nhau, anh A vừa bắt đầu chơi đã liên tục tấn công. Cuối trận cờ