101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 60

P

người khách đã ép làm cho vị quan lớn kia đầu toát mồ hôi. Anh chàng A kia thấy đối phương

tâm trạng nôn nóng thì vô cùng vui mừng, cố tình để lộ ra một sơ hở. Vị quan lớn kia cho rằng

có thể chuyển bại thành thắng được, nào ngờ anh chàng A ra một nước hay, cục diện lập tức lật

ngược lại. A rất đắc ý nói: “Ông còn muốn không chết sao?” Vị quan lớn bị một đòn như vậy

trong lòng rất không vui, lập tức đứng dậy bỏ đi. Tuy vị quan lớn kia có học thức rất cao, tấm

lòng rộng rãi nhưng cũng không chịu nổi kiểu kích động này, vì vậy đã có thành kiến với anh

chàng A. Còn anh chàng A, anh ta không bao giờ hiểu được tại sao vị quan lớn kia lại không

chơi cờ với mình nữa. Vị quan lớn kia cũng vì điều này mà luôn không muốn đề bạt A. A đành

phải buồn rầu bất đắc dĩ, kết thúc cuộc đời mình với tư cách môn khách. Có lẽ anh ta tự cho

rằng mình phận mỏng, nào đâu biết được mình đã coi thường lòng tự tôn của đối phương,

không kiềm chế được lòng hiếu thắng của mình, làm cho sai lầm nhỏ gây ra sự lầm lỡ lớn cả

đời.

Nếu gặp việc cần phải thắng, không thể nào nhượng bộ thì nên làm thế nào đây? Như thế

cũng cần phải để lại cho người khác một con đường rút, cũng giống như là chơi cờ vậy, “thắng

một hiệp là thắng, thắng trăm hiệp cũng là thắng”. Chỉ cần thắng được là được, hà tất phải bắt

người khác thua hết cả trận? Như tranh luận với người khác, dùng lời lẽ biện luận chặt chẽ

đánh gục đối phương tất nhiên là khiến cho con người ta thích thú, nhưng cũng không cần thiết

phải đánh gục đối phương, dồn anh ta tới đường cùng. Làm như thế không những không hề có

lợi cho mình, thậm chí còn tự chuốc lấy vạ, bị đối phương tấn công lại. Khi chúng ta va chạm

với người khác, trước tiên dựa trên tiền đề tìm hiểu suy nghĩ của anh ta, sau đó tính đến sĩ

diện của anh ta, rồi mới trình bày ý kiến của mình, để lại đường rút cho đối phương. Điểm này

vô cùng quan trọng trong xử lý quan hệ giao tiếp.

22. LÀM THẾ NÀO ĐỂ MAU ĐƯỢC TĂNG LƯƠNG

hương Hạo tính tình vui vẻ lạc quan, sống rất tốt với các đồng nghiệp trong đơn vị; hơn

nữa làm việc tích cực có trách nhiệm, rất được cấp trên tín nhiệm. Nhưng do anh ta vào cơ

quan không lâu nên lương rất thấp. Một buổi trưa, ông chủ đi dạo trong vườn hoa nhỏ,

bỗng nhiên nghe thấy hai nhân viên trong cơ quan ngồi nói chuyện với nhau. Một người

nói: “Sáng nay bọn mình bận tối mắt tối mũi”. Người kia nói: “Bận cũng chỉ là bận vô tích sự, đơn

vị chúng mình chẳng khác mấy so với xí nghiệp quốc doanh, làm tốt làm xấu cũng như nhau. Anh

xem Phương Hạo đấy, hàng ngày làm cật lực, vẫn cứ lĩnh có vài đồng bạc? Bọn mình không có hy

vọng tăng lương đâu!” Ông chủ biết vậy, để cổ vũ sĩ khí, lập tức tăng lương của Phương Hạo lên

gấp đôi.

Bí quyết để được tăng lương là gì? Đó chính là làm cho mình trở thành một người: càng

ngày càng quan trọng đối với lợi ích của công ty, mỗi một người trong công ty đều biết được

bạn làm bao nhiêu công việc.

Xây dựng hình tượng bản thân tích cực

Tự tin và tự răn mình, nói năng giữ chữ tín, vui vẻ gánh vác trách nhiệm, người như vậy đi

đến đâu cũng được người khác tôn trọng; ngược lại, lười biếng thiếu trách nhiệm, không hề

quan tâm gì đến công việc của công ty sẽ vĩnh viễn không bao giờ được trọng dụng. Không nên

coi công việc là của ông chủ hay của công ty, mà coi đó là việc của mình, vì nó có thể đem lại

cho bạn những thứ có ích như lương, kinh nghiệm, năng lực, sự tự tin...

Tự lãnh đạo mình

Có đủ năng lực tự lãnh đạo mình, cũng tức là nói, có đủ năng lực đưa ra quyết sách đúng đắn

trong mọi trạng thái khác nhau, như thế sẽ khiến cho người khác nhìn bạn bằng một con mắt

khác. Cần biết mọi kỹ xảo giải quyết vấn đề, hơn nữa thường xuyên vận dụng những kỹ xảo

này, cho đến khi nắm chắc một cách thành thục mới thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.