T
đạt ra, thì không thể nào làm người khác cảm động, ngược lại sẽ làm cho người khác có ấn
tượng giả dối. Tóm lại, biết ăn nói là bài học bắt buộc đối với người muốn đạt được thành
công.
23. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU HÒA QUAN HỆ VỚI
ĐỒNG NGHIỆP
ân là nhân viên văn phòng của một nhà máy nọ, anh ta làm việc rất khó chịu khó, tích cực
có trách nhiệm, luôn hết lòng hết sức hoàn thành những công việc mà cấp trên giao phó, vì
vậy rất được cấp trên tín nhiệm, lãnh đạo thường khen ngợi anh ta trước đám đông.
Nhưng anh ta không giỏi giao tiếp, rất ít khi chủ động giao lưu với các đồng nghiệp. Các
đồng nghiệp cho rằng anh ta đang đi “con đường cấp trên”, chỉ biết nịnh nọt cấp trên, coi thường
dân đen, thường gây trở ngại cho anh ta trong công việc. Tân cảm thấy rất đau khổ, bụng nghĩ:
“Mình đâu có đắc tội với họ, tại sao họ lại cứ khó khăn với mình nhỉ?”
Có thể bạn cũng có sự bối rối như thế này: Lãnh đạo có ấn tượng rất tốt về bạn, năng lực
bản thân của bạn cũng không tồi, làm việc cũng hết mình, nhưng thường cảm thấy công việc
không được như ý, dường như có một bàn tay vô hình ngáng trở bạn trong bóng tối. Nếu bạn
gặp phải sự lúng túng này, thì chắc chắn là quan hệ của bạn với đồng nghiệp có vấn đề rồi.
Với thể chế quản lý hiện đại, khả năng dựa vào một câu nói của cấp trên để được tăng lương
thăng chức là không lớn. Không những cần thiết thực lập thành tích, mà ý kiến của các đồng
nghiệp cũng rất quan trọng. Muốn lập được thành tích, thì cần phải hợp tác góp sức với các
đồng nghiệp trong công việc; muốn có được nhận xét tốt, thì cần phải quan hệ tốt với các đồng
nghiệp. Vì vậy, điều hòa mối quan hệ với đồng nghiệp là một việc lớn quyết định tương lai của
bạn.
Hợp tác lớn hơn cạnh tranh
Trong một đơn vị, muốn lập được thành tích, thì cần phải hợp tác với đồng nghiệp. Đây là
một kinh nghiệm đã được kiểm chứng từ lâu. Tuy giữa các đồng nghiệp tồn tại xung đột lợi ích
nhưng không chứng tỏ là giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp là mối quan hệ như lửa với nước.
Giữa đồng nghiệp với nhau vừa có cạnh tranh, lại có hợp tác, hơn nữa, hợp tác lớn hơn cạnh
tranh, chỉ có biết hợp tác, thì mới có thể vươn lên trong cạnh tranh. Đây là một mối quan hệ
biện chứng xem ra rất mâu thuẫn nhưng thực tế lại không mâu thuẫn.
Nếu như mỗi một đồng nghiệp trong lòng đều không mắc mớ, hợp tác thành thực, thì người
có nhiều cơ hội thăng tiến và tăng lương sẽ là những người có tài năng hơn. Nhưng tình hình
thực tế lại không như vậy, những người có thể vươn lên thường không phải là những người có
tài nhất, mà là người biết xử lý mối quan hệ giao tiếp, vui vẻ hợp tác với người khác. Vì giữa
đồng nghiệp với nhau hoàn toàn không thể đạt đến mức không có mâu thuẫn, hợp tác chân
thành. Nhất là những người có tài, chỉ muốn mình mau chóng leo lên trên, hoàn toàn không
muốn giúp đỡ những người không bằng mình. Chỉ có rất ít người sẵn lòng hợp tác với người
khác, thế nên họ trở thành những người may mắn trong đám đông. Vậy thì, bạn muốn vứt bỏ đi
tâm lý ích kỷ hẹp hòi, trở thành số ít người vui vẻ hợp tác, hay là muốn cạnh tranh, rơi vào số
đông trong đám người kia?
Luôn giúp đỡ đồng nghiệp
Trong công việc và cuộc sống, ai cũng khó tránh khỏi gặp chuyện phiền phức. Khi đồng
nghiệp gặp khó khăn, đối với bạn mà nói, vừa có thể là cơ hội, cũng có thể là cạm bẫy. Nếu bạn
vui trước tai họa của người khác, khoanh tay đứng nhìn, thì đồng nghiệp sẽ ghi nhớ nỗi hận
trong lòng, hàng ngày mong cho bạn gặp vận đen đủi; nếu bạn biết chìa bàn tay nhiệt tình ra,