Làm rõ nguyên nhân bị phê bình
Nguyên nhân bị phê bình rất đa dạng nhiều kiểu, một số là ghen ghét người hiền tài, ác ý
hại người, một số là đổi trắng thay đen, ăn không nói có, một số thì đầy thiện ý. Trước tiên
chúng ta cần suy nghĩ là tính chất của lời phê bình. Mặc dù phê bình là một kiểu giao lưu tiêu
cực nhưng có nó còn hơn là không có. Nó có lợi cho cung cấp thông tin, phát hiện sai lầm,
không ngừng uốn nắn khuyết điểm. Bạn có thể tiếp nhận nó, cũng có thể không tiếp nhận nó.
Nhưng nếu là xuất phát từ ý tốt thì đừng ngại tiếp nhận nó.
Phán đoán dụng ý của lời phê bình
Có sự phê bình mang tính xây dựng, xuất phát từ ý tốt, có lời phê bình thì ngược lại. Điều
này không khó phân biệt, bạn có thể thông qua cách dùng từ, tâm trạng, thái độ của đối
phương và chủ yếu là nội dung để phán đoán. Tất nhiên, có người không diễn đạt hết ý, điều
này thì cần phải suy nghĩ.
Nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình
Một số người đứng trước sự phê bình như không nghe thấy, coi như gió thổi ngang tai, có
người thì cố sức biện minh cho mình, thậm chí quay ngược lại chỉ trích nhau, đẩy trách nhiệm
sang phía đối phương. Điều này rất dễ tạo ra trạng thái đối địch nhau. Cần nhìn thẳng vào
khuyết điểm của mình, có thì sửa đổi nó, không có thì khích lệ mình.
Giữ tâm trạng ổn định
Khi sự phê bình đến một cách không mong đợi, nó sẽ giáng cho bạn một đòn nặng, làm cho
tâm trạng của bạn bị kích động, bất ngờ phẫn nộ, hoặc tự dằn vặt dày vò mình. Bạn tuyệt đối
không nên vì một chút phê bình mà làm cho tâm trạng mất thăng bằng, cần bớt chút thời gian
làm cho tâm trạng của mình bình tĩnh lại. Hít thở sâu, nghịch kính mắt hoặc máy tính; nếu có
thể thì đi dạo, đánh bóng, hoặc thay đổi môi trường khác, như thế có thể cân bằng tâm trạng,
duy trì được tư duy rõ ràng.
Không đùn đẩy trách nhiệm
Bạn có thể bị phê bình vì một sự việc mà mình tham gia nhưng không phụ trách trực tiếp,
trong trường hợp này, bạn có thể trả lời đối phương như sau: “Anh nói đúng, việc này không
nên xảy ra”. “Để tôi tìm hiểu xem, phát hiện ra vấn đề sẽ giải quyết kịp thời”, hoặc “tôi đồng ý
những cải tiến đó”, bạn không nên nói: “Đây không phải là lỗi của tôi, việc này ai làm ấy nhỉ?”.
Đùn đẩy trách nhiệm sẽ làm cho người khác mất lòng tin về bạn.
Không nên khuất phục
Phê bình chỉ là chủ ý cá nhân của bản thân người phê bình, chỉ có bản thân bạn mới biết
được có chính xác hay không. Khi người khác nói bạn “không có tiến bộ”, nếu như không có
bằng chứng xác thực, bạn có thể phủ nhận hoặc nói rõ ý kiến của mình. Bạn có thể đề nghị anh
ta đưa ra chứng cứ, nếu có lý thì tiếp thu cũng chưa muộn. Cho dù đối phương quyền thế lớn
đến đâu cũng đều nên như vậy.
Học cách lắng nghe
Khi người khác đưa ra phê bình, cần để đối phương nói hết nhằm có được thông tin hoàn
chỉnh, sau đó sẽ nói rõ quan điểm của mình. Không nên ngắt lời của đối phương, như thế sẽ tỏ
ra mình thiếu tinh thần tiếp thu phê bình, và có thể làm sâu sắc thêm mâu thuẫn.