S
người thường dễ dàng lảng tránh đi. Thực ra, “lảng tránh” không phải là thượng sách trong bất
cứ trường hợp nào, người cấp trên tốt chỉ có thể gặp chứ không thể yêu cầu được. Nếu công
việc trước mắt có thể thỏa mãn được yêu cầu của bạn, chẳng hạn như lương hậu hĩnh, môi
trường làm việc tốt..., vậy thì bạn không nên vứt bỏ đi công việc đó. Nếu bạn cực kỳ yêu công
việc của mình, muốn tạo lập sự nghiệp từ đó, vậy thì cố gắng không vứt bỏ công việc trước
mắt, không nên đem nhân phẩm của cấp trên và sự nghiệp mà mình yêu thích đánh đồng với
nhau.
19. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỪ CHỐI NHỮNG YÊU CẦU
KHÔNG CHÍNH ĐÁNG CỦA CẤP TRÊN
au khi tốt nghiệp khoa Trung văn của một trường đại học nổi tiếng, Lực vào làm công tác
biên tập bài ở một công ty văn hóa. Anh ta sợ chiến tranh cho rằng mình không đủ năng
lực, thường trả lời “không vấn đề gì” đối với sự bố trí công việc của cấp trên, do thiếu kinh
nghiệm nên anh ta làm việc rất vất vả. Có một lần, giám đốc hỏi anh ta liệu có thể tập hợp
biên soạn một cuốn sách về giáo dục trong vòng mười lăm ngày được không, Lực lại trả lời một
cách không đắn đo: “Được, không vấn đề gì”. Tiếp đến, Lực bắt tay vào làm. Trước đây anh ta
chưa từng làm công việc này, làm hết sức chậm nhưng để kịp thời gian, ngay cả bộ khung cuốn
sách cũng không chỉnh lý hoàn thiện đã đem ghi chép sắp xếp những tư liệu thu thập được một
cách sơ sài, kết quả là làm rối tung lên. Giám đốc cáu giận đuổi anh ta ra khỏi công ty.
Ai cũng có tâm lý chung là mong có thể nói “có thể” để tránh trông thấy nét mặt khó coi của
người khác, thế nhưng, sự việc chưa chắc đã luôn theo ý con người, có khi không thể không đối
mặt với nét mặt khó coi của người khác.
Né tránh không phải là biện pháp
Không nên né tránh nói “không” vì sợ vẻ mặt khó coi của cấp trên. Khi cần nói “không” thì
nhất định không thể né tránh, cho dù vì thế mà làm cho cấp trên cảm thấy rất không vui. Thế
nhưng, thay vì khiến cho anh ta cảm thấy không hài lòng sau sự việc, chi bằng để anh ta không
vui trước còn hơn. Song, không thể đánh đồng giữa “khó quá” với “không thể nào hoàn thành
được”. Nếu sợ thách thức mà nói “không”, thì đó là hành động nhu nhược.
Nghĩ đến hậu quả
Công việc mình nhận sẽ đưa đến kết quả như thế nào? Nếu bản thân mình không thể nào
hoàn thành được, thì sẽ gây cho những người xung quanh sự phiền phức ra sao, sẽ gây ảnh
hưởng gì đến mình? Nếu không đủ năng lực để làm việc gì đó mà có suy nghĩ vấn đề tự nó sẽ
được giải quyết, thì khó tránh khỏi sự khinh suất.
Một khi đã nhận rồi, thì cần đạt được kết quả như dự kiến. Gồng mình lên chấp nhận yêu
cầu của người khác là một hành động vô trách nhiệm.
Cấp trên nói chung đều hiểu được độ khó của công việc nhưng không hoàn toàn hiểu hết
năng lực của bạn. Nếu bạn đã cố hết mình rồi, nhưng do năng lực không đủ, thì cấp trên cũng sẽ
không trách cứ bạn. Tất nhiên, nếu bạn có năng lực hoàn thành mà sợ có điều gì bất ngờ xảy ra,
từ đó từ chối tiếp nhận nhiệm vụ, thì bạn đã tự đánh mất cơ hội của mình.
Nghe người khác nói hết lời
Trước tiên cần làm một thính giả, sau đó sẽ “từ chối”. Những người này có thể rất thành
thạo công việc mà mình đảm nhiệm, thậm chí còn hiểu hơn cả cấp trên, chỉ nghe nội dung hai
ba câu đã lập tức hiểu được trọng tâm vấn đề, vì muốn từ chối mà mở miệng đã nói “không”,