101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 53

thiếu độ lượng, không thể chấp nhận được người khác giỏi hơn mình, nghe thấy ý kiến trái

ngược thường mất bình tĩnh. Nếu trái với ý của anh ta, thì sự trừng phạt của anh ta đối với cấp

dưới sẽ vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, làm việc dưới một cấp trên như vậy, hậu quả của việc

cấp dưới công khai kiên trì ý kiến của mình sẽ là điều khó tưởng tượng nổi. Bạn cần dùng sự im

lặng không để lộ dấu vết gì để đối phó với sự ngang ngược của anh ta, làm cho anh ta cho rằng

bạn tôn sùng và nguyện theo anh ta, từ đó bắt đầu tín nhiệm bạn và nới lỏng sự quản thúc đối

với bạn.

(2). Dám nói “không”. Khi lãnh đạo ngang ngược độc đoán đưa ra yêu cầu quá đáng đối với

bạn, bạn cần nói “không” một cách không do dự, đồng thời trình bày rõ lý do.

Khi cấp dưới kiên trì nói “không” với cấp trên, cấp trên ngang ngược độc đoán sẽ có cảm

giác thất bại, giống như một đòn mạnh đánh vào tâm trí của anh ta. Thế nhưng, nếu như bạn

không làm như bình thường, dùng thái độ tiên lễ hậu binh nói một cách tự nhiên lý do chính

đáng, thì dù lãnh đạo trong lòng có cảm thấy khó chịu nhưng cũng sẽ không ép bạn thái quá.

(3). Trình bày rõ ràng ý kiến của mình. Khi lãnh đạo ngang ngược độc đoán hò hét với bạn

một cách phẫn nộ, bạn thường cảm thấy sợ sệt thậm chí run rẩy. Bạn cần nói rõ ràng với đối

phương “Tôi cho rằng nên như vậy”, hoặc “Tôi cho rằng không nên như vậy”.

Tất nhiên, nói năng có uyển chuyển hay không có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của sự

việc sau này. Lãnh đạo ngang ngược, độc đoán thường có lòng tự tôn rất mạnh. Nếu thái độ của

bạn quá vô lễ sẽ làm cho anh ta càng nổi giận, thậm chí tuyên bố tấn công bạn một cách thiếu

lý trí.

(4). Nhờ vào sức mạnh dư luận. Khi bạn đưa ra trước công luận những hành động vô lý của

cấp trên, thì có thể ngăn chặn một cách có hiệu quả hành động ngang ngược của anh ta, hoặc

buộc anh ta không thể không rút lui.

Kỹ xảo ứng xử với cấp trên ghen ghét người hiền tài

Ghen ghét là tính cách bẩm sinh của con người, hơi ghen ghét có lợi kích thích bản thân cố

gắng tiến lên phía trước, còn quá ghen ghét thì sẽ sinh ra tà ác.

Khi cấp trên là một người ghen ghét kẻ hiền tài, thì cấp dưới có tài năng sẽ phải chịu khổ,

thậm chí phải trả cái giá rất đắt. Nếu cấp trên của bạn là một người ghen ghét kẻ hiền tài, thì

bạn phải ứng xử ra sao đây?

(1). Xây dựng một hình tượng con người khiêm tốn. Làm việc dưới một lãnh đạo có tính

ghen ghét, bạn chỉ có thể thể hiện sự thông minh của mình vào sự nghiệp, bề ngoài cần để lại

cho người khác ấn tượng không lấy tài cao làm trọng, làm cho người khác cảm thấy bạn chỉ là

một con người quân tử, khiêm tốn không ganh đua với đời. Một người tháo vát lại không gây

uy hiếp cho người khác thường sẽ được chào đón.

(2). Bù đắp những khiếm khuyết của cấp trên. Thể hiện tài năng của mình trong lĩnh vực

mà cấp trên không tinh thông sẽ khiến cho bạn nhanh chóng lập được thành tích trong công

tác, được cấp trên coi trọng, vì bạn là bảo đảm quan trọng để cấp trên hoàn thành chức trách

của mình.

(3). Không nên quá tính toán danh lợi. Đã có danh rồi lại muốn lợi, tất sẽ bị một số người

ghen ghét, đố kỵ và sẽ dùng những điểm yếu của bạn để hạ thấp điểm mạnh của bạn. Vì vậy,

bạn không nên quá tính toán danh lợi, cho dù là giành được thành tích bằng sự cố gắng của

mình, cũng không nên quên đem một phần ra chia sẻ cùng lãnh đạo, làm cho anh ta cảm thấy

nếu tiếp tục hại bạn, thì cũng như là hại bản thân mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.