101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 54

(4). Rộng lòng. Nói chung cấp dưới có tài, có thành tích thì mới dẫn đến việc cấp trên ghen

ghét. Nếu cấp dưới thật sự muốn thành công trong sự nghiệp, thì cần phải rèn cho mình một

sự rộng lượng, nhẫn chịu và thông cảm với sự ghen ghét của cấp trên.

Hành động sáng suốt là giả như không biết, yên tâm làm việc, không những không trả thù

đối với sự ghen ghét của cấp trên, mà ngược lại giúp đỡ cấp trên một cách thật lòng, khiến cho

anh ta không ngừng nâng cao trình độ của mình, lập được thành tích. Có lẽ, sự chân thành sẽ

giống như dòng nước suối trong mát dập tắt ngọn lửa ghen ghét trong lòng cấp trên theo thời

gian.

(5). Công khai tỏ ra tôn trọng cấp trên. Nhiều lúc, cấp trên ghen ghét với cấp dưới là vì anh

ta cảm thấy bản thân mình bị cấp dưới uy hiếp. Tài năng, thành tích, danh tiếng... của cấp dưới

đều có thể bị coi là một mối đe dọa và thách thức tiềm tàng đối với cấp trên. Vì nhu cầu an

toàn về tâm lý, anh ta sẽ tìm cách tấn công và làm suy yếu đối thủ tiềm tàng của mình, không

ngừng gây phiền phức, làm khó dễ cho cấp dưới.

Vì vậy, cấp dưới cần cố gắng làm cho cấp trên “an lòng”, “yên tâm”. Một cách làm khá hay

chính là ủng hộ lãnh đạo, tôn trọng lãnh đạo, có ý làm nổi bật thành tích và năng lực của lãnh

đạo trong các trường hợp công khai, còn với thành tích của mình thì hạ thấp đi, thậm chí

không tiếc chia một nửa công lao cho cấp trên của bạn. Cấp trên cảm thấy được quyền uy của

mình rồi, trong lòng sẽ cảm thấy dễ chịu đi rất nhiều.

(6). Không nên tỏ ra hơn người ở mọi nơi. Lãnh đạo có lòng ghen ghét, có những mặt năng

lực kém, cũng có những mặt mạnh hơn bạn; dù trình độ của bạn cao, thì vẫn có những điểm

yếu. Vì vậy, bạn có thể để cho anh ta thể hiện một chút ở những điểm bạn yếu cấp trên mạnh,

để cho tâm lý của anh ta được cân bằng hơn.

(7). Tìm kiếm sự giải quyết của tổ chức. Nếu cấp trên xuất phát từ lòng dạ hẹp hòi, lửa ghen

khó dẹp, không ngừng gây sức ép, tấn công và trả thù đối với bạn, thì cần có hành động cần

thiết, phát tín hiệu cảnh cáo với cấp trên, tiến hành phản kích lại. Một cách làm hữu hiệu chính

là phản ánh tình hình với cấp trên cao hơn, tìm kiếm sự giải quyết. Do nghĩ tới danh dự và

quyền uy của mình, cấp trên không thể không rút lại.

Kỹ xảo ứng xử với cấp trên hay bới móc

Gặp phải cấp trên hay bới móc là chuyện khiến người ta đau đầu nhất, vì có sự tồn tại của

anh ta, bạn luôn ở vào trạng thái không tự tin, vì anh ta thường tấn công vào tâm trạng của

bạn. Làm việc bên dưới cấp trên hay bới móc sẽ cảm thấy lông chân lông tay trên người mình

luôn dựng ngược, chẳng cái gì đúng cả, làm thế nào cũng khiến anh ta trông không thuận mắt.

Gặp phải cấp trên hay bới móc, bạn nên làm thế nào đây?

(1). Khi cấp trên giao cho bạn một nhiệm vụ, bạn cần hỏi rõ yêu cầu của anh ta, tính chất

công việc, kỳ hạn hoàn thành cuối cùng..., tránh đôi bên nảy sinh hiểu nhầm, cần cố gắng hết

sức làm đúng với yêu cầu của anh ta.

(2). Tìm cách làm rõ nguyên nhân thật sự khiến cho anh ta không yên tâm về bạn, sau đó

tìm cách giải tỏa sự nghi ngờ của anh ta. Chẳng hạn, anh ta nghi ngờ bạn không tôn trọng anh

ta, thì bạn cần báo cáo với anh ta bất cứ việc gì; anh ta nghi ngờ liệu bạn có thể làm tốt được

không, thì bạn bỏ nhiều thời gian ra, làm thêm giờ thêm ca, làm thật tốt vài việc để cho anh ta

coi. Khi anh ta đã thừa nhận bạn trong lòng rồi, thì sẽ không bới móc những vấn đề vụn vặt

nữa.

(3). Không nên quá chấp nhặt với sự bới móc hay gây khó dễ của cấp trên, cái gì cho qua

được thì cho qua. Cần đặt công việc của mình lên vị trí quan trọng nhất. Đặt công việc lên vị trí

hàng đầu là điều kiện cơ bản để cấp trên coi trọng. Khi công việc nảy sinh phiền phức, mọi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.