không gây trở ngại cho bạn, bạn hết sức cố gắng làm những việc mình muốn làm theo suy nghĩ
của mình, không nên gửi gắm tiền đồ, số phận của mình vào một mình anh ta.
(5). Tìm lối thoát khác. Nếu làm việc dưới một cấp trên tầm thường, quả thực là không có
lối thoát nào đáng nói cả, bạn có thể nghĩ tới việc làm tại các cơ quan hoặc đơn vị khác. Người
thông minh sẽ không xây nhà trên cát.
Kỹ xảo tiếp xúc với cấp trên tin lời sàm nịnh
Nếu có người nói xấu bạn với cấp trên, lãnh đạo vì thế mà “nhìn bạn bằng con mắt khác”, để
không dẫn đến nảy sinh xung đột với cấp trên, đồng thời cho anh ta hiểu rằng bạn bị hãm hại,
bạn có thể làm như sau:
(1). Đặt vấn đề lên bàn nói chuyện. Cấp trên lạnh nhạt với bạn một cách khó hiểu, hoặc phê
bình bạn bằng cách không chỉ đúng tên nhưng lại có ý ám chỉ, thậm chí cố ý tạo ra những vấn
đề khó để gây khó dễ cho bạn, trừng phạt bạn, thì bạn cần có dũng khí chủ động tìm gặp cấp
trên tâm sự, hỏi rõ ngọn nguồn, nói rõ tình hình thực tế. Phàm việc gì hễ đưa lên bàn nói
chuyện, nói rõ ràng một cách công khai, thẳng thắn, thì sẽ thu được kết quả khả quan.
(2). Chuyển bị động thành bị động. Nếu biết chắc chắn ai vu cáo hãm hại bạn sau lưng, bạn
có thể tìm gặp lãnh đạo trước khi anh ta tìm gặp bạn, nói thẳng mọi sự thực với anh ta. Như
thế sẽ có thể biến bị động thành chủ động.
Kỹ xảo tiếp xúc với cấp trên nóng tính
Cấp trên nóng tính, hay nổi nóng phần lớn thuộc loại người tác phong làm việc mạnh mẽ.
Họ rất coi trọng việc hoàn thành công việc hoặc nhiệm vụ, hễ hơi có chỗ nào khiến anh ta
không hài lòng, thì anh ta có thể cáu giận hoặc lớn tiếng mắng mỏ cấp dưới. Làm thế nào để
ứng xử với cấp trên nóng tính đây? Bạn có thể bắt tay vào thực hiện mấy mặt dưới đây:
(1). Đề phòng. Cố gắng làm tốt công việc thuộc bổn phận của mình, không kéo dài để lỡ
những việc cấp trên giao xuống; làm việc cần nhanh nhẹn, mạnh mẽ hơn; trước đó làm tốt mọi
công tác chuẩn bị cho công việc, nói năng nên rõ ràng. Những người làm việc lâu dài được với
những cấp trên này thường là người làm việc rất có hiệu quả.
(2). Thông hiểu. Khi cấp trên nổi nóng, cách tốt nhất là giơ đầu, rửa tai lắng nghe. Đúng thì
tiếp thu trong lòng, không đúng thì trình bày sau. Điều này sáng suốt hơn rất nhiều so với đối
đầu trực tiếp, đổ dầu vào lửa.
(3). Khuyên bảo. Trong trường hợp nói chung, sau khi con người ta nổi nóng thường đều sẽ
cảm thấy hối hận và tự trách mình, nhiều lãnh đạo còn cảm thấy ân hận vì mình không thể
“kiềm chế cơn nóng giận”. Cấp dưới có thể nhân cơ hội này khuyên bảo cấp trên, nói rõ ảnh
hưởng bất lợi của việc thường xuyên nổi nóng đối với sức khỏe, đối với đồng nghiệp và đối với
công việc, đề nghị lãnh đạo gặp việc gì cũng cần bình tĩnh, sáng suốt, không nên buông lỏng
tính cách không tốt. Chính vì lúc này lãnh đạo hối hận trong lòng nên anh ta mới có thể tiếp
nhận những lời khuyên của cấp dưới.
Kỹ xảo tiếp xúc với cấp trên ngang ngược, độc đoán
Cấp trên ngang ngược, độc đoán thường thích làm theo ý kiến của mình, không chịu nghe
những ý kiến đúng của cấp dưới; cho dù anh ta sai, anh ta vẫn cứ yêu cầu cấp dưới làm theo
mệnh lệnh của mình. Nếu bạn gặp phải lãnh đạo như vậy thì nên ứng xử với anh ta như thế nào
đây?
(1). Tránh xung đột trực tiếp. Lãnh đạo ngang ngược, độc đoán thường có lòng dạ hẹp hòi,