101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 50

V

phơi bày sự việc vào thời điểm thích đáng, một mặt công khai hóa mâu thuẫn, để cho mọi

người đánh giá; một mặt khác tỏ rõ thái độ của mình, từ đó gây áp lực với lãnh đạo, làm cho

anh ta về sau không dám gây khó dễ cho người khác nữa.

Giải thích sau sự việc

Bất kể là lãnh đạo nổi nóng có lý hay không, cũng bất kể là bạn có bao nhiêu lý do, trong khi

anh ta tức giận, một lời giải thích cũng là thừa. Trước tiên bạn cần để cho lãnh đạo có đường

rút. Đợi khi lãnh đạo nổi giận xong bình tĩnh lại rồi, hãy kiếm một thời điểm thích hợp để giải

thích. Nếu không, thì có nghĩa là những lời trách cứ ban đầu của lãnh đạo là hoàn toàn vô lý,

hoàn toàn sai, điều này tất nhiên sẽ làm cho lãnh đạo không thể nào chấp nhận được về mặt

tâm lý. Có thể bạn cũng có cảm nhận như thế này: Biết rõ là mình sai, vì sĩ diện nên vẫn cứ kiên

trì giữ ý kiến sai đó, không thèm lắng nghe ý kiến của người khác.

Nếu quả thực bạn đã sai, sau khi bị trách cứ, hãy chủ động thừa nhận lỗi lầm với anh ta,

nhất định không nên tránh gặp lãnh đạo.

Nếu sự trách cứ của lãnh đạo đối với cấp dưới là sai, thì cấp dưới càng cần làm rõ. Tất

nhiên, tốt nhất là hãy vận dụng một số kỹ xảo, bạn có thể thừa nhận một chút sai sót của mình

trước, sau đó lại chuyển lời, giải thích với lãnh đạo chân tướng và gốc gác sự việc.

Thái độ ngay thẳng

Bất kể là lãnh đạo nổi nóng có lý hay không nhưng anh ta rốt cuộc vẫn là lãnh đạo, cần phải

bảo vệ vị trí uy tín của anh ta, nếu không anh ta sẽ không thể nào làm lãnh đạo được nữa. Nếu

bạn không muốn hoặc không có đủ khả năng “chống đối, hạ bệ” anh ta, thì đành phải bảo vệ uy

tín của anh ta.

(1). Không lập tức phản bác, hoặc phẫn nộ bỏ đi.

(2). Không ngắt lời cấp trên giữa chừng để biện giải cho mình.

(3). Đừng nên tỏ ra không hề quan tâm hoặc không thèm chấp.

(4). Không che đậy lỗi lầm, vu oan cho người khác.

(5). Không cười nhạo, thù nghịch đối phương.

(6). Không dùng những lời châm biếm, khích bác để đưa ra sự ám chỉ nào đó với lãnh đạo.

(7). Không phê bình lại lãnh đạo.

(8). Không chuyển đề tài nói chuyện, giả bộ không nghe hiểu lời của đối phương.

(9). Không cố tình giả tạo, dối trá.

(10). Không nản lòng nhụt chí làm ảnh hưởng đến công việc.

18. NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ VỚI CẤP TRÊN

ân Cương là một thanh niên có chí, trong công việc anh ta thường theo đuổi tính sáng tạo

độc đáo, theo đuổi cảm giác thành công. Đáng tiếc là cấp trên của anh ta lại là một người

ngang ngược độc đoán, yêu cầu của vị cấp trên này đối với cấp dưới là: Làm theo những gì

tôi nói. Vân Cương dưới quyền anh ta, cảm thấy chỉ có đôi tay là có tác dụng, đầu óc chỉ là

thứ trưng bày. Anh ta cảm thấy vô cùng đau khổ, muốn “nhảy sang chỗ khác”, lại không cam tâm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.