chỉ vì thế mà trở thành “lính đào ngũ”; muốn xoay chuyển tình thế thì lại không biết phải làm thế
nào. Mãi cho tới một ngày, nhờ một loạt phương pháp, anh ta mới thoát ra khỏi tình thế bất lợi.
Vậy anh ta đã vận dụng những phương pháp gì?
Khả năng, trình độ học vấn của mỗi một lãnh đạo đều khác nhau, phong cách làm việc cũng
mỗi người mỗi khác. Là cấp dưới tất nhiên là mong gặp được một người lãnh đạo bình dị gần
gũi, biết dùng người, thế nhưng, nếu như gặp phải một cấp trên khó tính, thì nên làm sao đây?
Kỹ xảo ứng xử với cấp trên thích ra vẻ ta đây
Cấp trên thích làm ra vẻ ta đây thường cho rằng mình hơn hẳn người khác, không thèm
đếm xỉa gì đến cấp dưới, thích cấp dưới đề cao anh ta kiểu tung hứng. Điều đó phản ánh đầy đủ
bản chất nông nổi và thái độ kỳ dị kiểu tiểu nhân đắc chí của anh ta.
Nếu cấp trên của bạn là người vô cùng thích làm ra vẻ ta đây, bạn hãy thử vận dụng những
cách tiếp xúc sau:
(1). Không chịu phục. Anh ta làm ra vẻ ta đây, làm bộ làm tịch là để dọa người, muốn làm
cho cấp dưới phải khiếp sợ, từ đó sợ anh ta, tuyệt đối phục tùng anh ta. Vậy thì bạn tỏ ra hơi
không quan tâm đến, hoặc giả bộ không nhận thấy điều đó, tiếp xúc với anh ta một cách thoải
mái, bình tĩnh chín chắn, đồng thời lịch sự đúng mực, thì anh ta cũng sẽ chẳng làm gì được.
Nếu anh ta bất chấp thể diện, lấn người, đối xử với người khác bất lịch sự, vậy thì bạn dùng
“gậy ông đập lưng ông”, làm cho anh ta cũng nếm mùi bị coi thường là bị gây tổn thương.
(2). Tiếp xúc ít. Ngoài tiếp xúc công việc cần thiết ra, không cần phải dùng những cách khác
để tạo cảm tình với anh ta. Loại lãnh đạo này chỉ cảm thấy mình rất quan trọng, bạn càng tâng
bốc anh ta, thì anh ta lại càng làm ra vẻ ta đây. Nếu ghẻ lạnh đối với anh ta, thì sẽ lẽ anh ta sẽ
suy nghĩ lại một cách bình tĩnh.
Kỹ xảo tiếp xúc với cấp trên tầm thường
Cấp trên tầm thường đều là những người chẳng làm được việc gì cả. Họ thường có tư tưởng
được chăng hay chớ, sợ sự thay đổi. Nếu bạn là người có lý tưởng, có hoài bão, gặp phải một
cấp trên như vậy thì quả là mất hứng. Xuất phát từ suy nghĩ của bản thân, bạn có thể làm như
sau:
(1). Không đòi hỏi khắt khe. Nếu quả thực sự tầm thường của cấp trên thuộc về vấn đề tố
chất của bản thân, thì bạn không cần phải yêu cầu khắt khe. Bạn không thể mong gà mái già có
thể biến thành chim ưng bay cao được.
(2). Thúc đẩy thích đáng. Người dù có bất tài đến mấy cũng có mặt mạnh của anh ta. Cấp
trên tuy tầm thường nhưng vẫn có điểm dùng được. Cấp dưới cần cố gắng phát hiện ra điểm
mạnh của anh ta, thường xuyên khẳng định và khen ngợi anh ta, thúc đẩy cấp trên phát huy thế
mạnh của mình. Cần biết rằng, nếu cơ quan không có thành tích, thì bạn cũng chẳng có thành
tích gì đáng nói cả. Cơ quan có thành tích, công lao không thể rơi hết vào cấp trên được. Người
phò tá cấp trên tầm thường là bạn sẽ càng có hy vọng được đề bạt.
(3). Phát huy tài năng của mình. Chính vì lãnh đạo tầm thường, anh ta mới cần có những
người tài hoa phò tá anh ta, giúp anh ta vạch kế sách, thay anh ta đảm nhiệm trọng trách. Vì
vậy mà nói, việc anh ta có cấp dưới tài hoa rất quan trọng. Đối với cấp dưới có nhiều năng lực
mà nói, cần nắm chắc lấy cơ hội này, phát huy tài năng của mình, thể hiện hết bản thân mình.
Nếu Lưu Bị sống lâu, Lưu Thiền không lên làm hoàng đế, thì danh tiếng của Gia Cát Lượng làm
sao có thể vang dội được như vậy?
(4). Làm tốt công tác chuẩn bị thăng tiến. Nếu như lãnh đạo tầm thường không can thiệp,