L
“nhưng mà” thì vô tình hoặc cố ý tỏ rõ ý “từ chối”, “phủ định” với thái độ không mấy quan tâm.
Cấp trên sẽ cảm thấy: Anh hoàn toàn không hiểu tôi muốn anh làm gì, không phải là anh muốn
từ chối việc đó mà là muốn cự tuyệt tôi.
Cũng giống như những trường hợp nói chuyện khác, trong khi nói bị người khác ngắt lời,
hoặc bị ngăn cản sẽ khiến cho con người ta cảm thấy không vui. Khi cấp trên cho rằng đang
thảo luận một đề án quan tâm, nếu bị ngắt giữa chừng, thì sẽ cảm thấy rất không vui.
Muốn thuyết phục người khác, thì cần nghe rõ những lời đối phương nói, từ đó nắm bắt
được điểm chính cần thuyết phục. Vì vậy, trước tiên cần đứng trên lập trường của “người
nghe”. Chỉ cần nghe hết lời, nắm bắt điểm chính của vấn đề, sau đó tìm ra lý do từ chối là được.
Tỏ ra thành thực
Vậy nên dù là “từ chối” cũng cần giữ cảm giác thống nhất với cấp trên, cần tỏ thái độ cố
gắng phụ họa đồng tình với anh ta, điều này xem ra có vẻ mâu thuẫn nhưng quả thực cũng là
một trong những phương pháp để từ chối. Chẳng hạn, trình bày rõ không dám tiếp nhận nhiệm
vụ là sợ ảnh hưởng đến kế hoạch chung.
Không thay đổi ý kiến một cách dễ dàng
Cho dù thái độ bề ngoài rất mềm mỏng nhưng suy nghĩ trong lòng lại không dễ dao động.
Cấp trên sẽ biết vận dụng mọi phương pháp để tìm cách thuyết phục cấp dưới của mình. Muốn
thoát khỏi sự thuyết phục của cấp trên mà không làm cho cấp trên khó chịu trong lòng, thì thái
độ của cấp dưới cần phải kiên định, nếu không sẽ khó có thể làm được.
Vì một vài câu của cấp trên đã làm thay đổi thái độ, cấp dưới như vậy sẽ khiến cho cấp trên
cảm thấy “con người này có vẻ như không mấy đáng tin”.
Chú ý ngôn ngữ biểu đạt
Nói chung khi tìm lý do, nói năng thường sẽ chậm chạp, do dự, thiếu quyết đoán, đồng thời
ngữ điệu cũng sẽ trở nên trầm thấp. Nhưng nếu đường đường chính chính nói rõ lý do, thì thái
độ sẽ nhiệt tình và rõ ràng, ngữ điệu cũng sẽ vui vẻ thoải mái.
Khi cần trình bày lý do từ chối với cấp trên, tốt nhất là nên nói năng gẫy gọn, thái độ rõ
ràng. Tất nhiên, ngữ khí cần cố gắng uyển chuyển, không nên có ý thù nghịch, cứ như là cấp
trên gây khó khăn cho mình vậy.
20. KHI BỊ CẤP TRÊN PHÊ BÌNH BẠN NÊN LÀM
THẾ NÀO?
an là một sinh viên đại học xuất thân từ nông thôn. Sau khi tốt nghiệp, cô vào làm trong
một công ty mỹ phẩm. Cô rất trân trọng công việc không dễ gì có được này, rất muốn làm
tốt nó. Một lần, giám đốc bảo cô chuẩn bị một tài liệu, Lan làm thêm giờ thêm ca, đồng thời
in tài liệu ra, mãi cho đến khi hoàn thành không thiếu sót gì mới đưa cho giám đốc. Đáng
tiếc là do kinh nghiệm còn ít, không biết nắm trọng điểm nên trong tài liệu còn nhiều chỗ thiếu
sót. Sau khi xem xong, giám đốc rất không vui, nói cô làm việc không tích cực. Lan oan ức khóc,
ngày hôm sau nộp đơn thôi việc.
Trong công việc, đôi khi bị phê bình một lần là chuyện bình thường. Khi bị phê bình, bạn sẽ
loại bỏ nó một cách không suy nghĩ? Vận dụng nó một cách tích cực? Hay là từ chối nó một
cách lý trí? Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách xử lý phê bình như thế nào.