101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 65

H

mưa dầm thấm lâu cho anh ta, nhằm có lợi cho sự hợp tác giữa hai bên.

Chủ động tiếp xúc

Sau khi nảy sinh mâu thuẫn với đồng nghiệp, thì bạn hãy chủ động, thử vứt bỏ đi thành kiến

trước đây, đối xử với anh ta một cách thân thiện, chí ít là đối xử với anh ta như đối xử với

những người khác. Khi mới bắt đầu, có thể trong lòng anh ta còn đề phòng, nghi ngờ ý tốt của

bạn. Qua một thời gian rồi, vấn đề tự nó sẽ được giải quyết.

Nếu đó là mâu thuẫn khó có thể hóa giải, thì bạn cũng cần chủ động tiếp xúc với đối

phương, và xác nhận xem liệu có phải là đã vô tình đắc tội anh ta hay không. Tất nhiên, điều

này cần phải lấy việc bạn thực sự muốn hữu hảo với anh ta làm tiền đề. Không nên giống như

một số người, bề ngoài thì tỏ ra giảng hòa nhưng trên thực tế thì lại trình bày ý kiến của mình

một cách mạnh mẽ hơn, nhằm đẩy trách nhiệm sang phía đối phương.

Không đối đầu trực diện với những đồng nghiệp có thâm niên

Đồng nghiệp làm việc lâu năm trong cơ quan thường là người có nhiều mối quan hệ tốt, đắc

tội với một người có thể sẽ khiến cho một loạt người “phản ứng” với bạn. Khi căng thẳng với

một đồng nghiệp lâu năm, bạn không nên đối đầu với anh ta trong khi mâu thuẫn đang nảy

sinh. Tốt nhất là đợi đến khi cả hai bên đều bình tĩnh lại rồi hãy giải quyết. Bạn có thể trình bày

lý do một cách khách quan nhưng hãy để anh ta đánh giá đúng sai. Nếu quả thực bạn đã làm

điều gì đó sai, thì cần thành thật xin lỗi. Những câu đại loại như “Đây là lỗi của tôi” có thể sẽ

tạo ra hiệu quả.

Nếu gặp phải một người cố chấp, sau khi bạn đã cố gắng rồi mà anh ta vẫn không muốn hòa

giải với bạn, thì bạn cũng không cần phải buồn, gặp loại người như vậy thì chẳng ai có cách nào

cả. Vấn đề không phải là ở nơi bạn, bạn cứ yên tâm làm việc, không chú ý tới anh ta nữa là

được.

25. NÂNG CAO NĂNG LỰC BẢN THÂN ĐỂ VƯỢT

TRỘI HƠN ĐỒNG NGHIỆP

ồi học đại học, Trương Nghị và Phương Bình là bạn cùng phòng với nhau, sau khi tốt

nghiệp cùng nhau tới Bắc Kinh làm nhân viên thiết kế cho một công ty quảng cáo. Trương

Nghị cho rằng, cần cố gắng nhanh chóng hòa nhập vào không khí chung của công ty,

nhanh chóng bổ sung những chỗ thiếu về kiến thức và nghiên cứu. Phương Bình thì cho

rằng cần bù đắp những niềm vui đã mất khi còn học hành gian khổ trong trường. Ba năm sau,

Trương Nghị đã có trong tay bằng tốt nghiệp học viện nghệ thuật, đã từng mô phỏng hàng ngàn

tác phẩm thiết kế kinh điển, từng học hỏi kỹ thuật thiết kế của hơn mười cao thủ thiết kế; còn

Phương Bình, anh ta ngao du khắp các danh lam thắng cảnh của chốn kinh thành, từng có ba cô

bạn gái, tham gia vài chục buổi dạ hội. Ba năm sau, Trương Nghị trở thành phó tổng giám đốc

công ty, còn Phương Bình vẫn là một nhân viên quèn, nếu không vì nể mặt Trương Nghị, có lẽ

Phương Bình cũng khó giữ nổi chiếc cần câu cơm.

“Đời người giống như con thuyền lội ngược dòng, không tiến ắt sẽ lùi”. Nếu như không cố

gắng nâng cao bản thân mình, thì sẽ bị người khác đè bẹp trong quá trình cạnh tranh. Vậy thì

cần phải làm thế nào để nâng cao khả năng chiến tranh của mình đây?

Không để cơ hội tuột mất

Cùng với sự tiến bộ của nền văn minh thế giới, một người kiến thức rộng, kinh nghiệm

phong phú, tích cực tiến thủ sẽ dễ có được cơ hội hơn nhiều so với những người tầm thường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.