108 ĐIỆP VIÊN VÀ ĐIỆP VỤ THẾ GIỚI - Trang 14

kích nhà vua dưới hình thức bản dịch nguyên gốc câu chuyện của một mục
sư chứng kiến những giây phút cuối của Patcun. Ngài đại sứ Thụy Điển -
bá tước - đã đòi nghiêm trị tác giả dám phê phán quốc vương của họ.
Nhưng nhà đương trách Anh "không thể nào" tìm ra "thủ phạm". Năm 1713
tờ "Quan sát" đã bị đóng cửa, từ đó Defoe dường như chỉ làm biên tập cho
tờ "Thương nhân". Song thực tế ông vẫn tiếp tục bút chiến trên hai mươi
sáu tờ báo, tạp chí có khuynh hướng hoàn toàn khác hẳn nhau. Ở tờ báo này
Defoe nêu ý kiến, nhưng ở tờ khác ông lại đập lại chính quan điểm của
mình, sang tờ thứ ba ông viết bài đả kích bài đã đăng ở tờ thứ hai, rồi ở tờ
báo thứ tư... Trong lá thư gửi ông Santerlen, thứ trưởng mới của Bộ Ngoại
giao, viết ngày 26 tháng 4 năm 1718, ông đã giải thích vụ việc như sau:
"Được chính phủ phê chuẩn tôi đã vào làm biên dịch cho tờ báo ra hàng
ngày của ngài Mits nhằm bí mật kiểm soát, khống chế không cho tờ báo
gây tổn hại. Không một ai, kể cả ông Mits, biết được nhiệm vụ thực của tôi.
Nhờ vậy mà các tờ nhật báo "Chuyện hàng ngày", "Bưu điện Dormerop",
"Sao Thủy trên bầu trời chính trị " - được coi là cơ quan ngôn luận của phái
Tori - thực tế đã hoàn toàn bị vô hiệu hóa trong việc làm tổn hại đến quốc
gia".

Có lần xưởng in của tòa báo bị khám đột xuất: người ta muốn tìm bản

gốc lá thư chống đối chính phủ được đăng trên báo với bút danh "Tử tước
Andrew Politic". Ngài Mits đã khai tên tác giả là Daniel Defoe, song vụ
việc đã được ém nhẹm bởi huân tước Santerlen biết rõ lá thư trên từ chính
Defoe. Defoe đã bảo lãnh cho ngài Mits ra khỏi tù rồi sau đó ông còn hai
lần can thiệp cho Mits khỏi bị bắt giam. Mặc dù biết rõ thực chất vai trò
của Defoe, ngài Mits vẫn gây gổ tấn công ông. Defoe buộc phải tự vệ và
làm ông ta bị thương. Vì việc này năm 1719 ông đã bị tước quyền làm báo
và hoạt động chính trị. Một điều may mắn lớn cho độc giả vì mùa đông
năm ấy chỉ trong hai tháng Defoe đã viết xong cuốn "Robinson Crusoe".
Thành công vang dội, ông bắt tay viết luôn cuốn nữa. Hàng loạt tiểu thuyết
ra đời, trong đó có các cuốn nổi tiếng như: "Mon Frandes", "Roscana" và
"Chuyện Piot'r Alecxeevitr chí công vô tư".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.