Nhưng kẻ thù của Tolstoi vẫn luôn cảnh giác, và xung quanh ông bắt
đầu tích tụ những đám mây giông. Sứ quán thường xuyên bị vây bọc bởi
những kẻ thù địch, mỗi bước chân của Tolstoi đều bị theo dõi sát sao, một
số nhân viên trong sứ quán bị mua chuộc. Với một số kẻ đã bị Tolstoi trừng
trị thẳng tay: theo lệnh của ông người ta mang đến một chén thuốc độc và
bắt kẻ mắc tội phải uống.
Tolstoi thường xuyên chuyển về Moskva thông tin cụ thể về cơ cấu
quân đội Thổ Nhĩ Kì, việc bố trí và di chuyển quân, về hạm đội hải quân,
về các kiểu tàu thuyền và vũ trang của chúng. Ông biết được rằng người
Thổ Nhĩ Kì cũng đưa khá nhiều gián điệp sang Nga, trong đó có những
người theo Cơ Đốc giáo và người Hy Lạp. Ông thông báo cho Nga hoàng
biết điều này để nhà vua có những biện pháp đối phó thích hợp. Sử dụng
các biện pháp mua chuộc, hối lộ và "kết bạn" với thái hậu và mufti, Tolstoi
đã hoàn thành nhiệm vụ chính là kiềm chế không để Thổ Nhĩ Kì gây chiến
với Nga. Nhưng để làm được điều này, Tolstoi đã phải vung vãi rất nhiều
tiền của. Chỉ riêng năm 1706, mufti nhận từ tay Tolstoi tám mươi bộ áo hắc
điêu, tể tướng nhận bốn mươi áo hắc điêu và vui vẻ treo cổ hai quan pasa
(tổng trấn) thông tuệ nhất là địch thủ của Tolstoi. Tolstoi phấn khích vì điều
này đến độ kêu lên: "Ơn Chúa, giá như lũ còn lại cũng bị treo cổ nốt như
vậy!"
Nhưng rốt cục vào cuối năm 1710 Thổ Nhĩ Kì vẫn tuyên chiến với Nga,
và nạn nhân đầu tiên của nó lại chính là Piot'r Andreevitr. Ông bị bắt giam
vào hầm sâu trong pháo đài Semibasnia, nơi hết sức tăm tối và ảm đạm.
Nhà cửa và tài sản của ông bị cướp sạch. Theo tục lệ của Thổ Nhĩ Kì thời
kì đó thì đây là một điều bình thường - khi chiến tranh xảy ra họ bắt tất cả
các nhà ngoại giao của quốc gia đối lập và giam vào nhà tù trong các điều
kiện sống hết sức tồi tệ.
Tolstoi bị đe dọa hành hạ và tra tấn hàng ngày hòng buộc phải khai ra
đã hối lộ những vị thượng thư nào và hối lộ bao nhiêu. Nhưng Tolstoi