Kinh)... Chính vì vậy mà khi Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình quay
lại chính trường, Uông Đông Hưng vẫn là nhân vật mà tất cả "mọi người"
đều phải cần tới. Có tin nói rằng, sau khi Lâm Bưu bị buộc tội tìm cách ám
sát Mao Trạch Đông vào năm 1971, Giang Thanh đã lên án đơn vị 8341 là
không đáng tin cậy, nhưng lời buộc tội này của Giang Thanh đã bị Mao
Trạch Đông bác bỏ.
Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Uông Đông Hưng đã quay lại đối
phó với "bè lũ bốn tên". Đã có người nói rằng, nếu như "bè lũ bốn tên"
được sự giúp sức của Uông Đông Hưng thì biết đâu chính cục Trung Quốc
đã khác... Nhưng có người lại cho rằng, bản thân Uông Đông Hưng thấy rõ
"bè lũ bốn tên" đã tạo dựng lên quá nhiều kẻ thù, nếu đứng về phía "bè lũ
bốn tên" thì không những bị đánh bại, mà còn mất tất cả vốn liếng chính trị
mà Uông đã tạo dựng bấy lâu nay. Cuối cùng, Uông quyết định đi theo
"phò tá" Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình.
Đại hội Đảng lần thứ 11 (tháng 8-1977) đã thừa nhận công lao và tác
dụng của Uông Đông Hưng trong cuộc đấu tranh với "bè lũ bốn tên" nên
Uông đã được bầu làm một trong bốn phó chủ tịch Đảng - trở thành người
lãnh đạo tối cao, đứng hàng thứ 5, chỉ sau Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm
Anh, Đặng Tiểu Bình và Lý Tiên Niệm. Như vậy là Uông Đông Hưng từ
một vệ sĩ của Mao Trạch Đông đã trở thành nhân vật số 5 trong Đảng, là
một kỳ tích ít người làm được. Thành công nhất của Uông Đông Hưng
chính là ở chỗ, bất kể là Lâm Bưu, Giang Thanh hay Hoa Quốc Phong,
Diệp Kiếm Anh... họ đều trọng dụng ông ta, mặc dù ông ta đã từng "thân"
với người này, "sơ" với người kia, thậm chí "đắc tội" với những người đã
từng bị bắt thời kỳ Cách mạng văn hóa. Mặc dù vậy, Uông Đông Hưng vẫn
luôn là một trong những nhân vật bí hiểm nhất trong số hàng ngũ lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Trung Quốc.