Thiệu. Mặc kệ cho bọn chúng nhầm, Trung vội cho máy bay hạ độ cao tối
thiểu để tránh rađa và nhằm hướng Phước Long bay thẳng.
Khi cấp những tấm bằng hạng ưu cho Nguyễn Thành Trung, các giáo
viên Mỹ dạy lái máy bay quả đã không hề đánh giá sai năng lực ưu việt của
tay phi công trẻ tuổi. Khi đáp xuống sân bay Phước Long - còn khá tạm bợ
- anh đã cho chiếc F5E dừng lại ở sau chỉ... 900m. Một kỷ lục thế giới!
Trước và sau Nguyễn Thành Trung, không thể một viên phi công nào dám
thực hiện lại cú đáp liều lĩnh ấy với loại máy bay F5E, dù chỉ là thực hiện
trong... ý nghĩ! Phần Nguyễn Thành Trung, nếu chiếc F5E của anh lao thêm
chỉ 100m nữa - điều này rất dễ xảy ra - nó sẽ rơi cắm đầu từ đỉnh núi
xuống. Nhưng, nó đã đáp xuống nguyên vẹn, hoàn hảo, dù không hề có bất
cứ một sự hướng dẫn nào từ dưới mặt đất.
Vậy là, sau gần 20 năm chuẩn bị, một chiến công tình báo chiến lược đã
được thực hiện mỹ mãn đến 98%. Nhưng vẫn còn một điểm chưa trọn vẹn:
vợ và hai con của Nguyễn Thành Trung bị An ninh không quân ngụy bắt
ngay sau khi những trái bom phát nổ chỉ 15 phút. Chi tiết này, tổ chức đã
tính đến, bố trí người đón vợ và hai con anh trước khi Trung ngồi vào
buồng lái, song, thực hiện không kịp! Chị Cầm vợ anh và hai con gái bị
chúng giam ở căn cứ không quân Biên Hòa. Đủ kiểu tra tấn đánh đập, chị
chỉ lắc đầu: "Tôi không biết. Việc đang làm, ảnh đâu có cho tôi hay".
Dù hết sức lo lắng cho tính mạng vợ con đang nằm trong tay địch, song
Nguyễn Thành Trung vẫn phải tiếp tục bắt tay vào công việc. Những ngày
đó, đại quân ta đã áp sát cửa ngõ Sài Gòn. Sau 10 ngày ở Phước Long,
Trung được Trung ương Cục đưa ra Đà Nẵng bằng đường bộ. Đi mất gần
10 ngày, anh có mặt tại căn cứ không quân Chu Lai. Nhiệm vụ mới của anh
là gấp rút huấn luyện một phi đội lái A37 ném bom Tân Sơn Nhất. Thời
gian huấn luyện: không quá... 1 tuần. Nếu là lúc khác, chắc chắn không ai
dám đưa ra một yêu cầu gấp rút như vậy. Nhưng, Trung và những đồng đội
mới - các anh Lục, Quang, Vượng, Để, đều là phi công lái Mig-17 - không