9
LAI PHÁP
NGƯỜI NGAY ĐƯỢC PHÚC
Vào năm Chính Hòa thứ 2 đời Tống Huy Tông, tức là năm 1112,
ở Chiết Giang có một thư sinh tên là Lai Pháp, tên tự là Bản Như, tính
tình khác lạ hơn người, rất phóng khoáng ngay thẳng, trọng nghĩa tình
hơn là tiền bạc. Vốn có trí thông minh, lại ham học hỏi nên đến khi 20
tuổi thì Lai Pháp đã thành người làu thông kinh sử, kiến thức rộng rãi,
thơ văn cũng thuộc hạng danh tài. Thế nhưng vì tính quá phóng
khoáng không câu nệ tiểu tiết nên Lai Pháp thi hoài mà không đỗ,
đành phải làm gia sư cho một phú hào ở ngoại thành, kiếm miếng ăn
qua ngày chờ thời vận hanh thông.
Người phú hào này tên là Thủy Giám đã có vợ lớn và một đứa
con gái tên là Quan Cô rất xinh đẹp nhưng vợ lớn chết sớm, đành phải
lấy vợ lẽ là Phong Nguyệt Di, cũng sinh được một đứa con trai. Khi
thấy Lai Pháp diện mạo phong nhã, Nguyệt Di đem lòng hâm mộ, rất
muốn được cùng chàng trai tư thông. Tiếc rằng tính của Lai Pháp
trung thực và nghiêm nghị, tuy biết lòng dạ Nguyệt Di nhưng không
bao giờ để mắt tới, giữ đúng bổn phận là một gia sư.
Rất nhiều lần Nguyệt Di tìm cách trêu ghẹo nhưng Lai Pháp giữ
gìn tiết tháo rất chặt, chưa bao giờ đáp lại. Vì vậy Thủy Viên ngoại có
ý coi trọng Lai Pháp, định gả Quan Cô cho chàng. Lai Pháp trân trọng
cám ơn Thủy Viên ngoại nhưng nhẹ nhàng từ chối, nói rằng bao giờ
công thành danh toại mới tính đến việc thê thiếp. Thủy Viên ngoại