Ngoại và Quan Cô thì Nguyệt Di đáp:
— Tôi cùng Viên ngoại và Quan Cô dẫn nhau định chạy đến am
Lạc Hương của các ni cô tránh nạn nhưng giữa đường thì gặp giặc vây
bắt. Tôi bị lạc nên cuối cùng bị giặc bắt còn Thủy Viên ngoại chạy
thoát, có lẽ đến am Thủy Nguyệt cách đó không bao xa.
Phong Nguyệt Di nói xong tỏ vẻ vui mừng, nói tiếp:
— Tôi nghe nói Lai sư phụ bị bắt giam, bây giờ lại được làm
quan thì thật kỳ lạ, có thể giúp gì cho chúng tôi không?
Lai Pháp bèn kể lại mọi chuyện rồi đưa Phong Nguyệt Di về một
chỗ trú tạm tươm tất trong khi chờ mình đi tìm Thủy Viên ngoại. Khi
đã sắp xếp xong cho các nữ nhân kia, Lai Pháp mới viết thiếp đưa đến
am Thủy Nguyệt hỏi về tung tích của Thủy Viên ngoại. Lúc đó Viên
ngoại rất lo buồn vì đã thất lạc người vợ kế, biết tin Lai Pháp đã được
làm quan, vợ mình vẫn còn sống thì vui mừng khôn xiết, vội vã tới
quân doanh bái kiến Lai Pháp.
Lai Pháp cũng tạ ơn Thủy Viên ngoại trước kia đã hết lòng chăm
sóc cho mình, không nghĩ đến đó là tù nhân trọng phạm. Nhân lúc
đoàn viên, Thủy Viên ngoại nhắc lại việc hôn nhân, cười nói:
— Trước kia công tử muốn công thành danh toại rồi mới lập gia
đình, nay tuy chưa đỗ đạt nhưng cũng là một chức quan thì không nên
câu nệ nữa. Vả chăng tôi đã già yếu, nếu chưa tính được việc chồng
con cho tiểu nữ thì cũng chưa yên lòng nhắm mắt.
Lai Pháp thật sự chưa muốn bị trói buộc vào vòng thê nhi, ảnh
hưởng tới bước đường công danh của mình nhưng nể lời Thủy Viên
ngoại, liền nói:
— Việc quân hãy còn bận rộn, bây giờ tiện sinh xin đưa sính lễ
trước để làm bằng, sau này sẽ thành hôn chắc cũng chưa muộn đâu.
Thủy Viên ngoại mừng rỡ nhận lời. Lai Pháp liền nói với Trương
Chiêu Thảo sứ đứng ra làm chủ hôn. Ông rất vui mừng tặng cho Lai
Pháp 200 lạng bạc cùng nhiều vải vóc sau đó chọn ngày lành tháng
tốt, làm lễ xong vẫn ai ở nhà nấy, hẹn ước khi xong việc quân sẽ thành