giá lời cắt cổ. Không ít người dại dột vướng vào vòng công nợ với
Cao Huân, trước sau đều khuynh gia bại sản bởi hắn có nhiều thủ đoạn
nham hiểm, không khi nào cho người đó thoát khỏi bàn tay tham lam
của mình. Người dân ở Long Môn rất thán oán nhưng không ai dám
đứng ra tố cáo Cao Huân vì sợ thế lực của hắn.
Vụ án mà Lai Pháp chú ý là của một người tên là Tăng Tiểu Tam.
Người này làm ăn lương thiện bằng cách mở một cửa hàng bán thức
ăn điểm tâm, cuộc sống không đến nỗi nghèo khó. Thế nhưng vì mẹ
già chết đột ngột, Tiểu Tam không phòng bị nên chẳng biết làm sao có
tiền làm tang ma cho mẹ cho đúng lễ nghĩa người con hiếu, đành phải
đến vay của Cao Huân mười lạng bạc. Chỉ một năm sau lãi mẹ đẻ lãi
con, số tiền ấy tăng lên thành ba mươi lạng khiến Tiểu Tam dù hết sức
lo toan vẫn không làm sao thu góp cho đủ.
Ngay lúc ấy Cao Huân lại được điều đi nơi khác, cho người tới
đòi nợ rất dữ. Không còn cách nào khác, Tiểu Tam đành phải van xin
bọn lính đến đòi nợ:
— Tôi là người làm ăn hiền lương, số bạc đó quả là không thể
kiếm được. Bây giờ lại không có con cái gán cho Cao đại quan làm gia
nhân trừ nợ dần. Xin các ông về thưa với đại quan cho tôi gán vợ là
Thương thị vậy.
Bọn lính không chịu, gia hạn cho Tiểu Tam mấy ngày nữa để có
thời gian bán vợ mà trả tiền. Đúng ra Thương thị không xinh đẹp thì
làm sao có thể bán được với giá cao như vậy nên cuối cùng Tiểu Tam
đành phải nói khó với vợ là sẽ bán vào lầu xanh. Tuy Thương thị bằng
lòng, lấy thân mình trả hiếu cho mẹ chồng nhưng đau lòng quá khóc
ngất, Tiểu Tam cũng xót xa, ông cùng khóc theo, âm thanh thê lương
vang đến tai người láng giềng là Thi Huệ Khanh.
Huệ Khanh sinh nhai bằng nghề đóng giày, cũng vất vả như Tiểu
Tam nhưng nhờ anh ta không có vợ con, lại biết tằn tiện nên cũng để
dành được chút ít, tính ra vừa đúng ba mươi lạng bạc. Vốn là người
mộ đạo, Huệ Khanh thấy có một hòa thượng đến chùa Báo ứng mở