xem có gì lạ, không được ngủ đấy.
Thế nhưng chẳng hiểu sao đôi mắt Nghinh Nhi cứ nhắm tít lại,
chẳng mấy chốc đã gục trên bàn mà ngủ. Lý thị chợt nghe có tiếng
động trong phòng chồng rồi thấy Đại Tôn trùm cái chăn trắng đi ra rất
vội vã. Lý thị kinh hoảng gọi Nghinh Nhi dậy châm đèn cho sáng thì
lúc đó bóng trắng của Đại Tôn đã ra đến cổng, mau lẹ mở cái then cài
cửa rồi vùn vụt chạy thẳng đến bờ sông gần đó, nhảy xuống luôn. Từ
xa cũng nghe rất rõ tiếng động của vật nặng rơi xuống dòng nước,
không cần nhìn cũng biết đó là Đại Tôn nhảy xuống sông tự vận.
Con sông này tuy nhỏ nhưng thông nước với Hoàng Hà nên chảy
rất mạnh, đến khi láng giềng nghe tiếng Lý thị và Nghinh Nhi gào
khóc kêu gọi cứu người chạy đến thì đã muộn mất rồi, chẳng sao mò
tìm được xác Đại Tôn nữa. Sáng hôm sau sự việc được đưa lên quan
huyện, vì có nhiều người láng giềng làm chứng nên ông ta không truy
cứu, cho rằng Đại Tôn bị ám ảnh bởi lời tiên đoán ma quái ấy tự mình
nhảy xuống sông. Việc chết người bị xếp lại, không còn ai nhắc tới
nữa.
Mấy tháng sau đến ngày giỗ trăm ngày của Đại Tôn, chợt có mấy
bà mối đem hoa quả nhang đèn đến phúng viếng rồi nhân lúc thân mật
ướm lời khuyên Lý thị nên lấy chồng khác kẻo hoài tuổi xuân. Lý thị
cương quyết thủ tiết cùng chồng, đưa ra điều kiện rất ngặt nghèo là
nếu có tái giá cũng phải lấy một người làm Áp ty giống chồng mình,
cũng thuận thảo biết làm ăn và chiều chuộng vợ như người chồng
trước kia.
Tưởng như điều kiện này là không thể có, ngờ đâu mấy bà mối
cười ngất, nói:
- Ông Áp ty Đại Tôn đã chết thì huyện này tất phải đưa người
khác lên thế chỗ, đó cũng là người họ Tôn, hiện giờ được gọi là Tiểu
Tôn, thật xứng đôi vừa lứa.
Lý thị giả như không tin là có chuyện phù hợp đến thế, chờ bọn
mai mối nói đi nói lại nhiều lần mới cúi đầu ưng thuận. Thật ra tất cả