Một bên là ý kiến của Ronald Reagan
: “Chúng ta
không kỳ vọng trẻ khám phá được những nguyên tắc
để tự mình tính toán, nhưng một số nguyên tắc cũng
không chỉ dẫn được gì cho trẻ khi vấn đề liên quan
đến đạo đức, tinh thần và giá trị”. Và nhà báo William
Raspberry đã bổ sung: “Vì sốt sắng gạt tôn giáo ra
khỏi lớp học, chúng ta đã ném cả đạo đức đi”.
Phía bên kia, một trợ lý giám sát trường học đến từ
Darien, Connecticut đã nói: “Dạy đạo đức nằm ngoài
phạm vi trách nhiệm của chúng ta. Đơn giản là vì chúng
ta sẽ sử dụng “phiên bản” đạo đức của ai để dạy?” Bài
báo cũng trích dẫn một thông điệp tương đối kinh
khủng từ Today’s Teen, cuốn giáo trình kinh tế học gia
đình: “Lương tâm quá nghiêm khắc có thể khiến bạn
cảm thấy khác biệt và không phổ biến. Không cảm
giác nào trong số những cảm giác đó thuộc về một
người có tính cách lành mạnh”.
Còn nhiều bài báo khác, bao gồm một bài viết về
một lớp cấp ba đã hỏi: Hành động trả lại chiếc ví bên
trong có 1.000 đô cho chủ nhân của chiếc ví bị mất là
đúng hay sai. Phần lớn học sinh đều nói việc trả lại
chiếc ví là hành động ngớ ngẩn. Nhưng lại có một bài
báo khác cho rằng các trường công lập không thể dạy
được thứ gì thỏa đáng, và chính vì thế (các trường này)
không thể xử lý được vấn đề phức tạp như dạy trẻ giá
trị. Trong bài báo còn có hình minh họa vẽ George
Washington lúc nhỏ khi vừa chặt một cây anh đào và
quay sang nói với bố rằng: “Bố ơi, thầy giáo con
bảo con không thể nói dối, con không thể nói thật và
con không thể chỉ ra sự khác biệt”.
Tôi đặt tờ báo sang một bên, suy ngẫm về những giả
thuyết khác nhau thịnh hành ở nước Anh và những
nước khác - nơi mà tôn giáo và chính quyền được gắn
kết với nhau chứ không phải tách rời. Một mặt, tôi phát
hiện ra mình cảm thấy biết ơn nước Mỹ vì sự tách biệt