Ông vừa cười vừa kể cho tôi nghe ông đã cố giới thiệu Ribbentrop với
Hindenburg năm 1932 như thế nào, khi phái đoàn ông đến gặp ông này
trong việc cầm quyền. Ông già Feldmarschall, với giọng lớn và trầm đã từ
chối gặp ông ta, trả lời chắc chắn : "Hãy để tôi yên với tên bán rượu sâm-
banh đó".
Ribbentrop là người phiền phức về giấy tờ nhất trong tất cả các bộ
trưởng của Đệ tam Reich. Hitler không để ý chút nào đến những ghi chú
dài dòng mà ông ta đệ trình. Tôi thường thấy ông ném chúng trên bàn với
dáng điệu giận dữ nói rằng ông không muốn gây xáo trộn giữa các bộ. Bộ
ngoại giao và Bộ tuyên truyền luôn chống nhau kịch liệt. Vấn đề biết xem
bên nào có quyền kiểm soát báo chí không bao giờ được Hitler giải quyết
hẳn.
Nhưng không lạ rằng Hitler để cho ông ta toàn quyền về mọi liên hệ
đến Anh Quốc. Ông xem ông ta một cách chân thành như một nhà chuyên
môn vì các vấn đề thuộc Anh. Chính Ribbentrop là người thường khơi ngọn
lửa thù hận của Hitler đối với Albion. Tôi không nói quá khi cho rằng ông
ta chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc Hitler từ chối chấp nhận sự cố
gắng cuối cùng trong cuộc thương thuyết với đại sứ Anh ở Bá Linh về số
phận của hành lang Dantzig vào đêm trước khi những toán quân của chúng
tôi đi vào Ba Lan.
Cũng chính tại ảnh hưởng của ông mà Hitler bị chế ngự bởi một ám
ảnh gần như một căn bệnh về sự ghét bỏ những gì liên hệ đến Anh quốc,
vào cuối cuộc chiến.
Tuy nhiên năm 1940, khi Ý ký với Đức hiệp ước về sắt thép, Hitler
nói với tôi như sau : "Tôi muốn ký một hiệp ước với Anh quốc về vấn đề
chủng tộc, họ gắn với người Đức hơn là dân La-tinh".
Những suy nghĩ đó không còn xảy ra trong lúc sự thù nghịch biến
chuyển. Nhiều lần, tôi có những tiểu đội trực tiếp về các cuộc tiếp kiến giữa
Hitler và đại sứ Hewel, người đã có nhiều kinh nghiệm lâu dài về tâm lý
dân Anh. Ông này cố thuyết phục Hitler về nền chính trị đáng tiếc mà
Ribbentrop đã áp dụng với Hoàng gia. Thái độ ngoan cố và cùng lúc thung
dung mà với nó bộ trưởng ngoại giao đã vấp phải tình cảm quốc gia của