Lời nói đầu
Ngày nay, nói đến các thương hiệu nổi tiếng thế giới, chúng ta
không thể không nhắc đến Apple, Microsoft, Coca Cola… Những
doanh nghiệp này không chỉ nổi tiếng về thương hiệu sản phẩm mà
còn có văn hóa doanh nghiệp rất nổi trội. Nhiều nhân viên làm việc
trong những công ty này không chỉ vì lương cao, chế độ đãi ngộ tốt,
mà còn vì một vài nguyên nhân quan trọng khác. Đó là sự say mê,
nhiệt tình, niềm vui, vinh dự, tự hào, là cảm giác mới mẻ…
Thực ra, sau khi đi sâu tìm hiểu, chúng ta sẽ thấy rằng, những
công ty này có những chiêu khích lệ nhân viên vô cùng đặc biệt. Sự
khích lệ đó là gì vậy? Chúng ta nên khích lệ như thế nào? Chuyên gia
quản lí người Mĩ Berelson và Steiner đã định nghĩa về sự khích lệ như
sau: “Tất cả điều kiện, hi vọng, mong muốn, động lực mà trong lòng
muốn có đều trở thành sự khích lệ đối với con người – Đó là một
trạng thái nội tâm bên trong mỗi con người”. Hành vi của con người
đều xuất phát từ những động cơ nào đó, mà động cơ lại là một loại
trạng thái tinh thần. Trạng thái tinh thần này có tác dụng kích thích,
thôi thúc và tăng cường hoạt động của con người.
Hàng năm, một số công ty khảo sát và kết quả cho thấy, chỉ có
21% nhân viên tận tụy với công việc. Họ có thái độ tích cực, cầu tiến
trong công việc của mình và mong muốn cống hiến hết sức mình cho
doanh nghiệp. Các nhân viên khác thì có thái độ và hành vi tận tụy với
công việc ở mức độ khác nhau, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự
cống hiến của họ đối với doanh nghiệp. Tại sao mức độ tận tụy trong
công việc của nhân viên lại không cao? Điều nhân viên muốn là gì?
Điều gì ảnh hưởng đến mức độ tận tụy trong công việc của họ?
Những người quản lí nên bồi dưỡng tinh thần làm việc tận tụy và
nâng cao mức độ tận tụy với nghề nghiệp cho nhân viên như thế nào?
Những vấn đề này đang đợi các nhà quản lí giải đáp.
Khích lệ nhân viên là một bài học lớn, nói thì đơn giản nhưng
thực hiện lại phức tạp. Khi nói đến việc khích lệ, nhiều lãnh đạo sẽ
nghĩ ngay đến khích lệ nhân viên bằng tiền. Mặc dù chúng ta không
2