rất giỏi võ nghệ, lại chuyên tâm học hành thi thư binh pháp nên ngay
lúc thiếu thời đã nổi danh là người anh hùng văn võ toàn tài. Ông cũng
nổi danh là người đa tình - đã có người vợ rất xinh đẹp - mặc dù vẫn
mang hoài bão lớn muốn "trị quốc bình thiên hạ”. Lúc đó Văn Chủng
đang làm Huyện lệnh đất Uyển, nghe danh tiếng của Phạm Lãi liền sai
người mời đến đàm đạo. Thế nhưng nhiều lần mà Phạm Lãi vẫn từ
chối, lấy cớ có bệnh không chịu đến huyện đường. Người thân cận của
Văn Chủng rất khó chịu, cho rằng không nên quen biết với một kẻ
ngông cuồng và lắm bệnh như vậy nhưng riêng Văn Chủng có mắt
tinh đời, thản nhiên bảo với người nhà:
– Những người có tâm huyết với nước nhà không dễ gì một lời
mà xuất đầu lộ diện. Gia dĩ ngày nay nước Sở chính trị suy đồi, vua
quan hèn kém, không xứng đáng để nhân tài ra tay giúp nước thì Phạm
Lãi từ chối là đúng lắm.
Sau đó tự thân Văn Chủng đánh xe đến xin gặp mặt nhưng vẫn bị
Phạm Lãi từ chối. Nhiều lần như vậy, Phạm Lãi nhận ra Văn Chủng là
người thành tâm, quyết định gặp gỡ và hai người trở thành bạn thân
thiết.
Một thời gian sau, Phạm Lãi bàn với Vản Chủng sang nước Việt
tìm công danh bởi lúc ấy Ngô và Việt là hai nước đang thời kỳ phát
triển rất mạnh, đúng là thời cơ để họ thi thố tài năng. Tuy đang là
Huyện lệnh nhưng Văn Chủng cũng biết cái chức vụ nho nhỏ ấy
không phải là chỗ mình dung thân nên vui vẻ nghe lời Phạm Lãi, quả
nhiên cả hai đều được Việt vương Câu Tiễn trọng dụng, sau đó đều giữ
chức Đại phu, tức ngang hàng với các đại thần cao trọng nhất ở các
triều đại sau này.
Trong thời kỳ Ngô Việt phân tranh, nhiều lần Phạm Lãi đã cầm
quân chiến thắng lẫy lừng nhưng cuối cùng ông vẫn nhận ra hùng tâm
tráng chí của Phù Sai, khuyên Câu Tiễn nên tìm cách cầu hòa, tạo cơ
hội xây dựng binh mã hùng hậu rồi mới tính đến việc đấu tranh. Tiếc
rằng Câu Tiễn quá kiêu ngạo tự phụ, không nghe lời nên cuối cùng