vương oán ghét mình đã dâng thành Thượng Đãng cho Triệu nên nếu
đầu hàng cũng không xong, phải tự đâm cổ chết theo. Quân sĩ dưới
quyền thấy mấy chủ tướng cùng chết thì thành đại loạn.
Bạch Khởi xét theo tình hình biết rằng không cần phải đánh nữa
cho tốn sức, cho quân kéo cờ chiêu hàng. Toàn bộ quân Triệu lập tức
qui hàng, tính ra có đến hơn 20 vạn. Riêng số giáp mã, khí giới quân
Tần thu được thì chất cao như núi. Bạch Khởi chia số quân Triệu đầu
hàng ra làm 10 trại riêng biệt rồi phái 10 tướng kết hợp với 20 vạn
quân Tần để kiểm soát. Bạch Khởi cũng xuống lệnh giết bò ban rượu
cho quần Triệu đầu hàng ăn uống. Nhưng đêm hôm đó Bạch Khởi bàn
với các tướng:
– Hàng quân của Triệu nếu tính cả trận Giã Vương và Thượng
Đãng thì đến hơn 40 vạn. Chúng ta giữ họ sẽ tốn phí lương thực không
biết bao nhiêu, lại bó tay không thể tiến quân mau được. Bằng như tha
về thì đó là mối họa rất lớn sau này. Đằng nào cũng không được, chỉ
còn mỗi cách vẹn toàn mà thôi, đó là giết hết. Tuy sẽ mang tiếng tàn
nhẫn nhưng vì đại sự không nên câu nệ.
Các tướng đều đồng ý như vậy. Bạch Khởi liền xuất rượu thịt
trong kho ra cho bọn hàng binh uống thật say rồi ngay đêm ấy truyền
tướng sĩ canh giữ phải lấy vải trắng buộc ngang đầu làm hiệu. Bất cứ
ai không buộc vải trắng trên đầu đều bị giết sạch.
Tuân lệnh Bạch Khởi, chờ khi hàng quân Triệu mê mệt ngủ say,
quân Tần nhẹ nhàng tiến vào rồi ra tay chém giết, trong đêm tối mịt
mù chẳng ai nhìn rõ ai chỉ có tiếng kêu khóc vang trời, toàn bộ số
hàng binh tính ra khoảng 45 vạn đều bị giết sạch. Máu chảy đến mức
lan ra toàn bộ đất Dương Cốc, sông suối đều có màu đỏ tanh nồng,
tưởng tượng ra cũng đủ rùng mình sởn óc. Bạch Khởi sai quân thu
nhặt cái thủ cấp của bọn hàng binh, chất thành ngọn núi cao ngất, gọi
là Lâu sơn. Tổng số 45 vạn hàng binh ấy chỉ còn lại 240 người sống
sót. Đáng ra Bạch Khởi giết luôn nhưng muốn thi hành kế sách trấn áp
tinh thần quân dân nước Triệu nên tha cho về Hàm Đan. Từ đó danh