nữa lại sai một tướng tên là Vương Tiễn đến Hàm Đan kết hợp đánh
chiếm. Nguyên Vương Tiễn là bộ tướng dưới quyền Bạch Khởi, đã
học được rất nhiều kinh nghiệm của danh tướng này nên biết rằng
không còn thời cơ nữa, vì vậy yêu cầu Tần vương thân chinh đi cùng
với mình để khích động tinh thần ba quân. Đồng thời Vương Tiễn
khéo léo đưa ra lý do tiến đánh Hàm Đan là muốn đòi cái đầu của
Ngụy Tề, kẻ thù của Ứng hầu Phạm Thư. Việc báo thù đáng ra là phải
do tay Phạm Thư, Vương Tiễn không hề có trách nhiệm trong đó, vì
vậy đây chỉ là cái cớ để nếu thất bại cũng không mang tiếng thua nước
Triệu, đồng thời ông tự biết đòi hỏi này có thể được Triệu vương đáp
ứng. Đó chính là biểu hiện sự quyền biến và trí tuệ khôn ngoan của
Vương Tiễn vậy.
Nhờ vào trí tuệ này, suốt cuộc đời Vương Tiễn trải qua 4 triều đại
nhà Tần vẫn ung dung giữ chức vụ Đại tướng, danh vọng lên đến tột
đỉnh mà không hề bị đại thần này ganh ghét so bì. Những chiến công
của Vương Tiễn rất đáng cho người đời sau ngưỡng mộ nhưng chính
triết lý sống của ông mới là bài học đối nhân xử thế đáng suy ngẫm.
Theo một số sử liệu thì Vương Tiễn sinh vào khoảng năm 303
trước Công nguyên và mất năm 213 trước Công nguyên, tức thọ được
90 tuổi, một số tuổi đáng nể trong các hàng danh tướng vốn hầu như
đã chấp nhận “da ngựa bọc thây, chết trước khi đến tuổi già lão”.
Vương Tiễn là người ở Tân Dương Đông, có sức mạnh hơn người
nhưng tính tình điềm đạm, ngay từ lúc nhỏ đã biểu lộ sự khôn ngoan
trong cách đối xử với mọi người.
Trong tình hình thời Chiến quốc với những chiến tranh xảy ra
liên miên, để dương danh thiên hạ không gì tốt hơn là môi trường
quân đội, vì vậy bước đầu ông hoạt động ra sao sử sách không ghi
chép. Ông chỉ được người ta biết đến khi là tướng dưới quyền của
Bạch Khởi.
Khi Tần vương và Vương Tiễn kéo 20 vạn đại quân đến Hàm
Đan với danh nghĩa lấy đầu Ngụy Tề thì Triệu vương vừa mới mất,